câu hỏi phỏng vấn theo năng lực

So với phỏng vấn theo kiểu truyền thống, phương pháp phỏng vấn tuyển dụng theo năng lực (Competency-based interview – CBI) giúp đánh giá chính xác và toàn diện năng lực ứng viên, nhờ đó tối ưu hóa nguồn lực và giảm bớt rủi ro tuyển sai người. Sau đây là tổng hợp hơn 100 câu hỏi phỏng vấn theo năng lực mà doanh nghiệp có thể đưa vào trong kịch bản phỏng vấn của mình.

Nội dung

Mỗi ngành nghề và vị trí khác nhau sẽ yêu cầu những năng lực nhất định. Do đó, bộ câu hỏi phỏng vấn cũng sẽ thay đổi rất đa dạng. Nếu như một số công ty đánh giá năng lực lãnh đạo chỉ dừng lại ở quản lý con người thì ngược lại, một số doanh nghiệp khác lại yêu cầu cả những kỹ năng bổ sung (sáng tạo, linh hoạt, tư duy chiến lược, tầm nhìn, v.v…).

Dưới đây, ITD Vietnam xin giới thiệu danh sách 100+ câu hỏi phỏng vấn theo năng lực – phân loại theo từng chủ đề cụ thể – nhằm giúp bạn đọc nghiên cứu và hoàn thiện kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng của mình.

Khả năng thích ứng (Adaptability)

  • Thay đổi nào trong công việc khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất?
  • Kể về một thay đổi lớn nhất trong công việc mà bạn từng trải qua. Bạn đã đối phó với nó như thế nào?

Tinh thần kỷ luật (Compliance)

  • Làm thế nào để bạn đảm bảo tuân thủ các chính sách của công ty trong lĩnh vực bạn phụ trách?
  • Đã bao giờ bạn từng vi phạm chính sách của công ty? Tại sao bạn lại làm như vậy? Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?

Kỹ năng giao tiếp (Communication)

Giao tiếp bằng lời nói

  • Hãy cho chúng tôi biết về một tình huống mà bạn đã sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để giải quyết vấn đề.
  • Mô tả một thời điểm bạn thành công trong việc thuyết phục người khác thay đổi ý kiến.
  • Kể về một lần bạn phải giải thích một khái niệm phức tạp với đồng nghiệp hoặc khách hàng. Bạn đã gặp phải những vấn đề gì, và đã giải quyết như thế nào?
  • Tình huống giao tiếp tồi tệ nhất bạn từng trải qua là gì?
  • Bạn chuẩn bị như thế nào trước một cuộc họp quan trọng?
  • Đã bao giờ bạn phạm sai lầm khi giao tiếp với người khác?
  • Nêu ví dụ về cách bạn linh hoạt thay đổi phương pháp giao tiếp tùy theo đối tượng mà bạn đang tiếp xúc.
  • Bạn đã từng gặp trường hợp ý kiến mình đúng, còn người khác sai nhưng không muốn nhận sai? Bạn đã giao tiếp với họ như thế nào?

Lắng nghe

  • Kể về một lần kỹ năng lắng nghe đã giúp bạn giải quyết vấn đề.
  • Đã bao giờ bạn được yêu cầu tóm tắt một số điểm nội dung phức tạp?
  • Hãy cho chúng tôi biết về một khoảng thời gian bạn gặp khó khăn trong việc tập trung lắng nghe người khác. Bạn đã giải quyết tình huống đó như thế nào?
  • Bạn cho rằng năng lực thấu cảm (empathy) đóng vai trò như thế nào trong công việc của bạn? Khi nào bạn cần thể hiện sự đồng cảm với người khác?
  • Mô tả một tình huống mà bạn phải chăm sóc một khách hàng đang tức giận?

Giao tiếp bằng văn bản

  • Bạn đã viết những loại văn bản nào?
  • Bạn cảm thấy viết báo cáo khác với chuẩn bị bài thuyết trình như thế nào?
  • Bạn đã bao giờ nhận được phản hồi tích cực/ tiêu cực nào về kỹ năng viết của mình? Kể về một lần bạn bị phê bình khi viết báo cáo.
  • Bạn lập kế hoạch viết báo cáo như thế nào?

Quản trị xung đột (Conflict Management)

  • Bạn có cho rằng sự khác biệt về nhận thức có thể trở thành động lực phát triển tích cực cho doanh nghiệp?
  • Làm thế nào để chuyển hóa xung đột thành lợi ích cho công ty?
  • Kể về một khoảng thời gian bạn phải giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhóm.
  • Trình bày một tình huống mà xung đột nội bộ dẫn đến kết quả tiêu cực. Bạn đã xử lý tình huống như thế nào? Bạn học hỏi được gì từ đó?
  • Đã bao giờ bạn thất bại khi phải xử lý một nhân viên “cứng đầu” trong công ty?

Sáng tạo và cải tiến (Creativity and Innovation)

  • Nêu ví dụ về một tình huống mà bạn cảm thấy rằng cách tiếp cận truyền thống sẽ không phù hợp. Bạn đã tìm ra và thực thi phương pháp mới như thế nào? Bạn đã phải đối mặt với những thách thức nào và giải quyết chúng ra sao
  • Kể về một tình huống mà bạn đã tin tưởng giao phó cho nhân viên tìm ra phương pháp giải quyết mới cho một vấn đề lâu năm. Bạn đã quản lý quá trình này như thế nào?
  • Bạn đã từng bao giờ phải thuyết phục sếp rằng sự thay đổi là cần thiết. Điều gì khiến bạn nghĩ rằng cách tiếp cận mới của bạn sẽ phù hợp hơn?

Có thể bạn quan tâm: Khóa học Tư duy thiết kế – Design Thinking to Spark Innovation & Build Prototype

Quyết đoán (Decisiveness)

  • Bạn đã từng phải đưa ra quyết định lớn nào trong thời gian gần đây? Cảm giác của bạn khi đó như thế nào?
  • Quá trình bạn đi đến quyết định thay đổi công việc đã diễn ra như thế nào?
  • Nêu ví dụ về một thời điểm bạn phải trì hoãn đưa ra quyết định để cân nhắc tình hình?
  • Quyết định nào đã tốn của bạn nhiều thời gian nhất? Vì sao bạn trì hoãn đưa ra quyết định?
  • Lần cuối cùng bạn từ chối đưa ra quyết định là khi nào?
  • Nêu ví dụ về tình huống bạn phải đưa ra quyết định mà không có sự tham gia của những người đóng vai trò quan trọng (ví dụ: cấp trên) – nhưng biết rằng bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với họ về quyết định đó.
  • Đã bao giờ bạn phải đưa ra quyết định khi chưa có đầy đủ thông tin?
  • Kể về một tình huống mà quyết định của bạn vô tình tác động tiêu cực đến người khác. Bạn đã đưa ra quyết định đó như thế nào, và bạn đã xử lý hậu quả ra sao?
  • Đã bao giờ bạn phải đưa ra một quyết đinh mà bạn biết rằng một số người sẽ không thích điều đó? Bạn đã xử lý tình huống này như thế nào?
  • Kể về một tình huống mà bạn đã vội vã và đưa ra quyết định sai lầm. Tại sao bạn lại đi đến quyết định đó?

Khả năng trao quyền (Delegation)

  • Bạn ủy quyền cho nhân viên của mình thực hiện những công việc nào?
  • Nêu ví dụ về các dự án mà bạn đã thành công khi giao việc cho nhân viên.
  • Kể về một tình huống mà bạn bắt buộc phải hoàn thành nhiệm vụ một mình. Vì sao bạn đã không chuyển giao cho người khác?
  • Nêu ví dụ về một tình huống mà bạn miễn cưỡng ủy quyền cho đồng nghiệp. Cảm giác của bạn khi đó như thế nào?
  • Đã bao giờ bạn giao việc không đúng người? Bạn đã đưa ra quyết định đó như thế nào, điều gì đã xảy ra, và bạn học hỏi được gì từ sai lầm đó?
  • Làm thế nào để bạn đảm bảo công việc vẫn diễn ra trôi chảy trong thời gian bạn nghỉ phép/ đi công tác?

Nhận thức bên ngoài (External Awareness)

Nhận thức bên ngoài là khả năng hiểu biết và luôn cập nhật các chính sách, xu hướng của địa phương, quốc gia và quốc tế có thể ảnh hưởng đến tổ chức và quan điểm của các bên liên quan. Một người nhân viên/ quản lý có nhận thức nhạy bén sẽ luôn ý thức rõ tác động của doanh nghiệp đối với môi trường bên ngoài và ngược lại.

Một số câu hỏi phỏng vấn theo năng lực phổ biến:

  • Bạn đánh giá tác động của các quyết định bạn đưa ra đối với các bên liên quan như thế nào? Nêu ví dụ.
  • Bạn đã từng bao giờ đánh giá thấp tác động của các quyết định của mình đối với các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp?

Linh hoạt (Flexibility)

  • Mô tả một tình huống mà bạn đã phải thay đổi cách tiếp cận của mình nửa chừng khi được cập nhật thông tin mới.
  • Bạn đã từng bao giờ nghĩ rằng cách tiếp cận của bạn là tốt nhất, nhưng sau đó phải thay đổi trong quá trình thực hiện?
  • Kể về một dự án của bạn bị thất bại do hoàn cảnh thay đổi bất ngờ.
  • Mô tả một tình huống mà bạn được yêu cầu làm một nhiệm vụ bạn chưa từng làm trước đây.
  • Mô tả một đồng nghiệp giỏi nhất và kém nhất của bạn. Làm cách nào để bạn hợp tác được với họ?
  • Nếu chúng tôi giao cho bạn một dự án mới để quản lý, bạn sẽ quyết định cách tiếp cận như thế nào?

Đọc thêm: Lãnh đạo chuyển đổi – Phong cách quản lý của thời đại

Khả năng làm việc độc lập (Independence)

  • Bạn đã bao giờ phải hành động khác với phương pháp truyền thống của doanh nghiệp để hoàn thành mục tiêu đề ra?
  • Bạn cảm thấy bản thân có thể tự đưa ra quyết định gì? Những quyết định nào của bạn cần đến sự hỗ trợ của cấp trên?
  • Mô tả một tình huống xảy ra bất đồng hoặc tranh cãi giữa bạn với cấp trên. Bạn đã xoay sở như thế nào?
  • Bạn cho rằng trong trường hợp nào, việc đi ngược lại các nguyên tắc hoặc chính sách đã được chấp nhận là chính đáng?
  • Bạn đang gặp phải những giới hạn nào trong công việc hiện tại? Cách bạn giải quyết vấn đề như thế nào?
  • Đã bao giờ bạn phải đưa ra quyết định mà không được sự đồng ý của cấp trên?
  • Kể về một lần bạn đã hoàn thành nhiệm vụ – dù gặp phải sự phản kháng trong nội bộ.
  • Đã bao giờ bạn vượt ra khỏi giới hạn quyền hạn của mình để đưa ra quyết định?

Ảnh hưởng – Thuyết phục (Influence)

  • Mô tả một tình huống mà bạn thuyết phục người khác thay đổi quan điểm về một vấn đề quan trọng. Bạn đã sử dụng những cách tiếp cận hoặc chiến lược nào?
  • Kể về một lần bạn trình bày ý tưởng mơi cho cấp trên mà bạn biết sẽ gặp khó khăn để thuyết phục sếp đồng ý với ý kiến của bạn?
  • Mô tả một dự án hoặc ý tưởng mà bạn hài lòng nhất khi trình bày cho cấp quản lý.
  • Kể về một tình huống mà bạn không thuyết phục được người khác chấp nhận ý kiến của mình – dù bạn biết ý tưởng đó đúng?

Sự chính trực (Integrity)

  • Đã khi nào bạn phải nói dối để đạt được mục tiêu của mình? Tại sao bạn lại làm như vậy? Bạn nghĩ mình đã có thể đạt được mục tiêu đó nếu không làm như vậy không?
  • Bạn thể hiện sự công tâm và chính trực trong công việc như thế nào?
  • Kể về một lần ai đó muốn bạn làm một việc mà bạn không đồng ý. Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?
  • Bạn đã bao giờ được sếp hoặc người khác yêu cầu làm điều gì bất hợp pháp, trái đạo đức hoặc trái với nguyên tắc của bạn chưa? Khi đó, bạn xử lý như thế nào?
  • Hãy kể cho chúng tôi về một tình huống mà bạn phải nhắc nhở đồng nghiệp về sự liêm chính trong công việc.

Năng lực lãnh đạo (Leadership)

  • Trình bày một tình huống mà bạn phải yêu cầu nhân viên cải thiện hiệu suất. Vấn đề khi đó bạn gặp phải là gì, và bạn giải quyết như thế nào?
  • Mô tả một tình huống mà bạn phải thúc đẩy nhân viên tự thay đổi. Bạn đã làm điều đó như thế nào?
  • Kể về một lần bạn truyền cảm hứng cho nhóm. Những khó khăn bạn gặp phải là gì, và bạn đã vượt qua bằng cách nào?
  • Hãy cho chúng tôi biết về một tình huống mà nhân viên của bạn miễn cưỡng thay đổi theo đường hướng bạn đề ra.
  • Mô tả một dự án hoặc tình huống mà bạn phải sử dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo khác nhau để đạt được mục tiêu.
  • Đã bao giờ bạn cảm thấy thất bại trong cương vị lãnh đạo?

Coi trọng sự đa dạng (Leveraging diversity)

  • Nêu ví dụ về một tình huống mà trong đó, sự đa dạng và khác biệt trong công ty đã mang lại kết quả tốt.
  • Kể về một khoảng thời gian khi bạn tin tưởng giao trách nhiệm cho một nhân viên mới vì bạn cho rằng họ sẽ mang lại điều gì đó khác biệt cho công ty.

Đọc thêm: Lãnh đạo dân chủ – Phát huy sức mạnh tập thể

Nhận thức về tổ chức (Organizational Awareness)

  • Mô tả một dự án mà bạn cần có sự tham gia của nhiều bộ phận khác  nhau. Làm thế nào để bạn giành được sự hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo và quản lý đó?
  • Kể về một thời điểm bạn cảm thấy mình không nắm được những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp. Lý do vì sao, và bạn đã xử lý như thế nào?

Kiên tâm và bền bỉ (Resiliency and Tenacity)

Kiên tâm (resilience) chỉ năng lực đối phó với nghịch cảnh và vươn lên sau thất bại – khó khăn. Đối với chủ đề này, doanh nghiệp có thể sử dụng những câu hỏi phỏng vấn theo năng lực sau đây:

  • Kể về một tình huống khó khăn bạn từng gặp trong công việc. Bạn đã phản ứng như thế nào để phục hồi sau đó?
  • Hãy cho chúng tôi biết về một dự án bạn đã đạt được thành công – dù có rất nhiều rủi ro chống lại bạn. Cách thức vượt qua khó khăn như thế nào?
  • Nêu ví dụ về một tình huống mà bạn biết rằng dự án/ nhiệm vụ được giao sẽ khiến bạn phải chịu áp lực rất lớn. Bạn đã lập kế hoạch tiếp cận như thế nào để không bỏ cuộc?
  • Bạn làm việc tốt nhất và kém nhất trong điều kiện nào?
  • Tình huống nào xảy ra gần đây khiến bạn căng thẳng nhất? Cách thức bạn xử lý ra sao?
  • Lần cuối cùng bạn cảm thấy mất niềm tin với bản thân là khi nào?
  • Điều gì khiến bạn nản lòng hoặc mất kiên nhẫn trong công việc?
  • Thách thức lớn nhất bạn phải đối mặt trong sự nghiệp của mình là gì? Cách bạn vượt qua khó khăn đó?
  • Kể về một thời điểm mà bạn đã đề bạt thành công ý tưởng của mình – bất chấp sự phản đối gay gắt trong nội bộ.
  • Nhiệm vụ nào trong công việc khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất? Bạn xử lý như thế nào?

Chấp nhận rủi ro

  • Hãy cho chúng tôi biết những tình huống rủi ro mà bạn đã gặp phải trong cuộc sống nghề nghiệp hoặc cá nhân. Bạn đã đi đến quyết định của mình như thế nào?
  • Rủi ro lớn nhất mà bạn đã phải đối mặt là gì?
  • Mô tả một dự án hiện tại gần đây của bạn và những rủi ro bạn gặp phải khi thực hiện dự án đó. Bạn đã đưa ra quyết định như thế nào? Làm thế nào để bạn biết rằng quyết định của mình là chính xác?

Năng lực thấu cảm (Empathy)

  • Gần đây, nhân viên hoặc đồng nghiệp của bạn đã gặp phải những vấn đề gì? Bạn hỗ trợ họ như thế nào?
  • Hãy cho chúng tôi biết về một quyết định “bất thường” mà bạn đã đưa ra gần đây? Bạn đã suy nghĩ như thế nào trước khi đưa ra quyết định này? Đồng nghiệp / khách hàng của bạn phản ứng như thế nào, và bạn phản ứng lại ra làm sao?
  • Lần cuối cùng bạn cãi nhau với đồng nghiệp là khi nào?
  • Lần cuối cùng bạn làm ai đó buồn là khi nào?
  • Bạn làm thế nào để hiểu tính cách của đồng nghiệp? Đã bao giờ bạn cảm thấy khó thích ứng với một đồng nghiệp khác?

Làm việc nhóm (Teamwork)

  • Hãy cho chúng tôi biết về một tình huống mà bạn đóng vai trò quan trọng trong dự án với tư cách là thành viên của nhóm (không phải với tư cách là trưởng nhóm).
  • Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng mọi thành viên trong nhóm kết nối với nhau và hiểu rõ công việc chung?
  • Nêu ví dụ về một lần bạn làm việc nhóm không hiệu quả. Nguyên nhân vì sao, và bạn đã cố gắng thay đổi mọi thứ như thế nào?
  • Hãy đưa ra ví dụ về thời điểm bạn phải giải quyết xung đột trong nhóm của mình. Bạn đã hành động như thế nào?
  • Làm thế nào để bạn xây dựng mối quan hệ với các thành viên khác trong nhóm?

Đọc thêm: 10 chiến lược tuyển dụng nhân sự giúp doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên tài năng nhất

Lời kết

Trên đây là danh sách những câu hỏi phỏng vấn theo năng lực mà bạn có thể sử dụng trong kịch bản phỏng vấn tuyển dụng. Chúng tôi hy vọng rằng những gợi ý trên đây sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá ứng viên chính xác hơn – từ đó cải thiện hiệu quả tuyển dụng và nâng cao uy tín doanh nghiệp.

Tham khảo

Competency-based interviews – Interview Skills Consulting. https://www.interview-skills.co.uk/free-information/interview-guide/competency-based-interviews. Truy cập ngày 20/11/2020.

25 Competency-Based Interview Questions & Answers. https://www.how2become.com/blog/25-competency-based-interview-questions-and-answers/. Truy cập ngày 20/11/2020.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

[FREE EBOOK] Talent Management & Development

Trích từ bộ sách kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp “The Encyclopedia of Human Resource Management” – đồng biên soạn bởi chuyên gia William J. Rothwell

[FREE EBOOK] Talent Management & Development

Trích từ bộ sách kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp “The Encyclopedia of Human Resource Management” – đồng biên soạn bởi chuyên gia William J. Rothwell

Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng phỏng vấn theo năng lực?

Khóa học Phỏng vấn tuyển dụng theo năng lực (Competency-based Interview - CBI)

Khóa học Competency-based Interview (CBI)

Học hỏi kỹ năng phỏng vấn theo năng lực từ chuyên gia đầu ngành.

Nâng cao uy tín và hình ảnh doanh nghiệp.

Tuyển đúng người đúng việc.

Tiết kiệm thời gian – chi phí tuyển dụng.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cùng các chương trình đào tạo và hội thảo lãnh đạo sắp tới.