Mô hình coaching tình huống

Tìm hiểu 6 bước trong mô hình Coaching tình huống SCM – giúp hoàn thiện năng lực và kết hợp kỹ thuật coaching phù hợp cho mọi tình huống.

Nội dung

Tổng quan về mô hình Coaching tình huống

Mô hình Coaching tình huống (Situational Coaching – SCM) là mô hình hội thoại 6 bước mà huấn luyện viên có thể áp dụng linh hoạt để điều hướng cuộc đối thoại huấn luyện. Trong mô hình này, huấn luyện viên có thể tùy ý chuyển đổi từ bước này qua bước khác – nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng và tình huống cụ thể.

Các chuyên gia huấn luyện giàu kinh nghiệm biết cách kết hợp nhuần nhuyễn các bước coaching tình huống khác nhau mà vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc vàng của coaching. Việc xem xét trước bộ câu hỏi huấn luyện tình huống sẽ là nền tảng cần thiết cho buổi coaching hiệu quả.

Các câu hỏi chính của Huấn luyện tình huống

BướcCâu hỏi chínhMô tả ngắn
Đặt mục tiêu (Goals)

Hướng đi hiện tại của bạn là gì?

Bạn đã làm được gì?

Mục tiêu và thành quả huấn luyện
Khám phá (Exploration)

Bạn sẽ đạt mục tiêu của mình theo cách nào?

Cần phải xem xét những yếu tố nào khác?

Tăng cường ý tưởng, giải pháp và mở rộng góc nhìn vấn đề
Phân tích (Analysis)

Bạn đang ở đâu vào hiện tại?

Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là gì?

Hiểu rõ thực tế hiện tại của coachee và tìm ra các giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra
Giải tỏa (Releasing)

Bạn cảm thấy thế nào?

Làm thế nào để bạn có thể cảm thấy tốt hơn?

Giải phóng và loại bỏ những cảm xúc tiêu cực đang cản trở coachee, cũng như khơi gợi những suy nghĩ tích cực nơi họ
Quyết định (Decision)Bạn sẽ hành động theo hướng nào?Đưa ra lựa chọn tốt nhất trong số các biện pháp khả thi
Hành động (Action)Bạn cần thực hiện những bước hành động gì? Hạn chót là khi nào?Phát triển và cam kết một kế hoạch hành động với thời gian biểu chi tiết

“Một huấn luyện viên giỏi biết cách chuyển đổi liền mạch từ mô hình đối thoại này sang mô hình đối thoại khác, nhờ đó đáp ứng tốt nhất tình huống thực tế nhằm mang lại kết quả tối ưu”

Jack CanfieldPeter Chee

6 bước trong mô hình Coaching tình huống

Kỹ thuật coaching tình huống bao gồm 6 bước cơ bản sau:

  1. Đặt mục tiêu (Goals)
  2. Khám phá (Exploration)
  3. Phân tích (Analysis)
  4. Giải tỏa (Releasing)
  5. Quyết định (Decision)
  6. Hành động (Action)

Mô hình coaching tình huống

1. Đặt mục tiêu (Goals)

Câu hỏi chính: Hướng đi hiện tại của bạn là gì? Bạn đã làm được gì?

Xác định mục tiêu là bước rất quan trọng trong coaching tình huống – nhằm đảm bảo coachee có được động lực, sự minh bạch và tập trung để đạt được kết quả mong muốn. Ở bước này, huấn luyện viện tập trung trao đổi về mục tiêu của khách hàng – những gì họ mong muốn từ một cuộc trò chuyện, cũng như từ mối quan hệ huấn luyện nói chung.

Khi quá trình coaching bị hạn chế về số lần tương tác, bạn nên hướng coachee tập trung vào những gì có thể đạt được trên thực tế từ cuộc đối thoại hiện tại. Trong khi đó, nếu quá trình này diễn ra trong thời gian lâu hơn (ví dụ: 6 tháng), đôi bên sẽ cần vạch ra một hoặc nhiều mục tiêu lớn hơn.

Ví dụ:

  • Một khách hàng làm việc với bạn trong hơn 9 tháng. Cứ 2 tuần một lần, mỗi lần 90 phút. Khi đó, trọng tâm huấn luyện có thể là tập trung vào việc khám phá mục đích cuộc sống, đặt ra các mục tiêu phù hợp với mục đích đó, sau đó hành động để hiện thực hóa điều nói trên.
  • Một khách hàng khác có thể muốn có 4 cuộc trò chuyện với bạn trong suốt 2 tháng để giúp họ hoàn thành một dự án công việc quan trọng. Trong trường hợp đó, mục tiêu của anh ta sẽ được xác định cụ thể và chi tiết hơn.

2. Khám phá (Exploration)

Câu hỏi chính: Bạn sẽ đạt mục tiêu của mình theo cách nào? Cần phải xem xét những yếu tố nào khác?

Khám phá cũng là một bước quan trọng khác trong coaching tình huống. Coachee luôn cần sự giúp đỡ từ huấn luyện viên để nuôi dưỡng tư duy sáng tạo, nhìn thấy bức tranh tổng thể, nắm bắt được nhiều ý tưởng hay và sáng tạo để đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian ngắn hơn.

Điều quan trọng là bạn phải luôn cởi mở với những ý tưởng mới. Hãy cho phép coachee khám phá các quan điểm khác nhau, tìm ra ý nghĩa của mục tiêu và hành động của họ. Bằng cách này, họ sẽ không bỏ lỡ bất kỳ ý tưởng hữu ích nào để cân nhắc trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Với tư cách huấn luyện viên, bạn mang lại giá trị cho coachee khi chính bạn trở thành người đồng hành cùng họ. Sự cởi mở là vô cùng cần thiết để phát huy tư duy đột phá và khả năng sáng tạo tối đa từ khách hàng. Hãy sẵn sàng yêu cầu họ đưa ra những ý tưởng “kỳ quặc” và “phá cách” – chính đây sẽ là khởi nguồn của những ý tưởng táo bạo và thông minh nhất.

Đọc thêm: Tư duy thiết kế (Design thinking) – Khởi đầu của thành công đột phá

3. Phân tích (Analysis)

Câu hỏi chính: Bạn đang ở đâu vào hiện tại? Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là gì?

Sau khi nghiên cứu ý tưởng và giải pháp, bước tiếp theo của mô hình coaching tình huống là xác định những ý tưởng và lựa chọn quan trọng nhất đối với coachee. Thông thường, một cuộc trò chuyện duy nhất là không đủ thời gian để đánh giá sâu sắc tất cả các lựa chọn – chưa kể, bạn đang lãng phí thời gian nếu cố gắng làm điều này. Do đó, hãy làm việc với coachee để chọn ra những ý tưởng tốt nhất, sau đó đánh giá kỹ lưỡng hơn những ý tưởng đó. Bạn có thể dựa trên tình trạng hiện tại của họ để có cơ sở vững chắc về khoảng cách giữa thực tế của khách hàng so với những gì họ mong muốn đạt được.

Mục tiêu của Phân tích trong coaching tình huống là tạo điều kiện cần thiết để coachee đưa ra quyết định đúng đắn và khách quan hơn. Bạn hãy đặt những câu hỏi đi sâu hơn vào các khía cạnh quan trọng đối với khách hàng của bạn – đây cũng là cơ hội tuyệt vời để họ thực tập kỹ năng phân tích và đánh giá vấn đề.

4. Giải tỏa (Releasing)

Câu hỏi chính: Bạn cảm thấy thế nào? Làm thế nào để bạn có thể cảm thấy tốt hơn?

Chúng ta hiện đang phải sống trong trong một thế giới đầy rẫy sự tiêu cực – mỗi ngày đều có những tin tức khiến ta lo lắng và mệt mỏi. Chưa kể, mỗi cá nhân cũng có những vấn đề nội bộ của riêng mình. Không có gì ngạc nhiên khi nhu cầu được coaching và tư vấn ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Cần lưu ý: Coaching không phải là hành động “sửa chữa” con người. Mục đích chính là tạo điều kiện để coachee tự giải quyết vấn đề của chính mình. Ở bước này, bạn hãy tập trung thể hiện sự hiện hữu, lắng nghe, quan tâm và thấu hiểu. Hãy đặt câu hỏi để coachee trình bày rõ suy nghĩ và cảm xúc của họ về các vấn đề hiện tại. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng nhận thức cảm xúc của coachee – cũng như cho phép họ trò chuyện và giải tỏa bất kỳ nỗi đau tâm lý nào đang tích tụ bên trong họ. Bằng cách này, bạn đang góp phần giảm nhẹ gánh nặng và vực dậy tinh thần cho coachee.

Khi thực hành bước giải tỏa trong coaching tình huống, điều quan trọng là bản thân huấn luyện viên phải kiên vững và không để những vấn đề của coachee ảnh hưởng đến xúc cảm của chính bạn.

Đọc thêm: Lãnh đạo kiên tâm – Vượt qua áp lực và khủng hoảng

Đừng ngạc nhiên nếu một số coachee thể hiện những hành vi cảm xúc thái quá như khóc trước mặt bạn. Đây thường là một tín hiệu tốt – một sự giải phóng xúc cảm để khiến họ cảm thấy tốt hơn sau đó. Sau khi coachee giải bày suy nghĩ của họ, hãy đặt những câu hỏi khơi gợi cảm xúc tích cực để thay thế những suy nghĩ tiêu cực trước đó.

Đối với những khách hàng “khép kín” và thận trọng hơn khi chia sẻ cảm xúc thật của họ, bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng nơi họ. Đừng thúc ép mọi người thể hiện cảm xúc. Thay vào đó, hãy để mọi sự diễn ra một cách tự nhiên và vào đúng thời điểm. Sau đó, bạn sẽ có thể “chạm đến” trái tim của coachee bằng cách thể hiện sự ủng hộ và quan tâm chân thành đến họ.

Đọc thêm: Luật hấp dẫn – Bí quyết huấn luyện cuộc sống thành công và hạnh phúc

5. Quyết định (Decision)

Câu hỏi chính: Bạn sẽ hành động theo hướng nào?

Ở bước này, bạn sẽ làm việc với khách hàng để họ có thể đưa ra quyết định hành độg tốt nhất. Nếu họ đã sẵn sàng, hãy tiếp tục với họ. Nếu không, đừng thúc ép coachee – điều này có thể dẫn đến việc đưa ra quyết định vội vàng và sai lầm, hoặc quyết định những điều mà họ không hoàn toàn cam kết. Cả hai viễn cảnh trên đều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của ứng dụng mô hình coaching tình huống.

Nếu coachee chưa sẵn sàng quyết định, hãy đặt một số câu hỏi để tìm hiểu lý do tại sao. Chuyển sang bước khác nếu cần và quay lại này khi thích hợp. Rất có thể coachee chưa có đủ thông tin, cần thời gian nghiên cứu thêm hoặc tham khảo ý kiến của những người khác trước khi quyết định về tương lai của họ. Trong những trường hợp như vậy, hãy chuyển sang bước Hành động (Action) dưới đây, xác định những hành động cần làm để giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc trò chuyện huấn luyện lần sau.

Nếu khách hàng phải đối mặt với quá nhiều quyết định, bạn có thể đặt câu hỏi để giúp họ ưu tiên và xử lý quyết định quan trọng hơn trước. Sau đó, họ có thể hành động để bắt đầu đạt được kết quả xung quanh quyết định đó. Kết quả đạt được sẽ góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự tin nơi họ. Giúp đỡ coachee đưa ra quyết định đúng đắn và hành động là một trong những vai trò quan trọng nhất của huấn luyện viên.

6. Hành động (Action)

Câu hỏi chính: Bạn cần thực hiện những bước hành động gì?

Hành động là bước tối quan trọng của quá trình coaching tình huống. Dẫu vậy, huấn luyện viên không nên ép buộc khách hàng đưa ra các bước hành động khi họ chưa thực sự sẵn sàng làm như vậy. Có nhiều lý do giải thích cho thái độ này của coachee như:

  • Không rõ ràng và cam kết với các mục tiêu đã đề ra trước đó.
  • Thiếu chiến lược và giải pháp tốt.
  • Gặp phải trở ngại ngăn cản sự tiến bộ.
  • Đang phải xử lý hậu quả của những quyết định vội vàng và sai lầm trước đó.

Khi đó, hãy chuyển sang các bước huấn luyện thích hợp khác tùy thuộc vào tình huống, rồi quay lại hành động sau.

Nếu ngay cả khi bạn đã cố gắng hết sức mà coachee vẫn không thể đưa ra kế hoạch hành động – và thời gian đối thọa sắp hết, hãy cho phép họ quay lại, suy ngẫm và tìm kiếm thêm ý tưởng. Coachee có thể tham khảo ý kiến người khác, soạn thảo các bước hành động, và gửi lại cho bạn xem xét trước khi gặp lại lần sau.

Khi đã vạch ra kế hoạch hành động, bạn vẫn có thể đưa coachee tiến xa hơn – bằng cách hỗ trợ họ có trách nhiệm giải trình và cam kết với mục tiêu đề ra. Báo cáo tiến độ thường xuyên sẽ được nộp vào buổi huấn luyện tiếp theo. Bằng cách này, coachee sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện những điều cần thiết để “kiến tạo” tương lại mới cho họ.

Đọc thêm: Coaching đột phá (Disruptive Coaching) – Mô hình 5F của TS. Peter Chee

Ứng dụng mô hình Coaching tình huống

Mô hình Coaching tình huống (Situational Coaching Model – SCM) được ra đời nhằm đưa ra lời giải cho những khó khăn hiện tại của coaching. Các mô hình huấn luyện khác có xu hướng đi theo một quy trình từng bước đơn giản trong cách cấu trúc cuộc đối thoại huấn luyện – những phương pháp này sẽ phù hợp hơn cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về coaching. Nhược điểm của những cách tiếp cận trên là xu hướng khiến cuộc đối thoại huấn luyện trở nên cứng nhắc, nhàm chán và máy móc – đó là lý do tại sao các huấn luyện viên kinh nghiệm thường ít sử dụng các mô hình cơ bản đó.

Mô hình Coaching tình huống là một mô hình hội thoại hiện đại, có thể ứng dụng linh hoạt cho bất kỳ trường hợp nào. Tuy 6 bước kể trên được sắp xếp theo trình tự, thực tế coaching thường phức tạp hơn ta tưởng và đòi hỏi sự linh hoạt nơi huấn luyện viên. Không có quy luật chung nào phù hợp với tất cả các buổi trò chuyện coaching. Các huấn luyện viên kinh nghiệm biết cách điều hướng đối thoại bằng cách chuyển đổi linh hoạt từ bước này sang bước khác – tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và diễn biến thực tế.

Đọc thêm: 14 phương pháp coaching dành cho cấp quản lý

Ví dụ thực tế về Coaching tình huống

  • Thời gian: 80 phút
  • Trình tự: Giải tỏa-Đặt mục tiêu-Giải tỏa-Quyết định-Giải tỏa-Hành động

Một trong những huấn luyện viên của chúng tôi từng làm việc với Lorenzo – anh lúc đó là doanh nhân phụ trách điều hành một chuỗi cửa hàng đèn chiếu sáng bán lẻ. Trước khi bắt đầu coaching, Lorenzo chia sẻ anh tìm đến với coaching để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong cuộc trò chuyện đầu tiên, huấn luyện viên của Lorenzo đã tạo dựng quan hệ với anh và thể hiện sự quan tâm bằng cách đặt câu hỏi về tình hình của anh. Cô luôn hiện hữu và lắng nghe anh chăm chú. Hệ quả là Lorenzo nhanh chóng bày tỏ những vấn đề liên quan đến công việc và gia đình của mình. Cảm nhận rõ tình hình, huấn luyện viên của Lorenzo chuyển ngay sang bước Giải tỏa (Release) và cho phép anh bày tỏ những nỗi lo đã tích tụ trong anh trong nhiều năm.

40 phút được lắng nghe với sự đồng cảm khiến Lorenzo cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Sau đó, huấn luyện viên của anh đã đặt một câu hỏi khiến Lorenzo tập trung trở lại vào mục tiêu coaching – cũng như cách chúng kết nối với các vấn đề của anh. Lorenzo nhận ra rằng những vấn đề tại nơi làm việc của anh đã ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Anh và huấn luyện viên nhất trí về mục tiêu của mình: Anh sẽ tập trung cải thiện mối quan hệ với các thành viên trong gia đình – bằng cách sắp xếp nhiều thời gian chất lượng hơn với họ và giải quyết các vấn đề quan trọng của anh trong công việc.

Hóa ra, sau khi thống nhất mục tiêu, họ phải chuyển trở lại bước Giải tỏa. Lorenzo phát hiện ra rằng anh còn gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn nữa. Anh bắt đầu kể về thời thơ ấu của mình, rằng cha anh là một người nghiện công việc. Ông luôn nặng lời khi về nhà muộn và say xỉn sau khi tiếp đãi khách hàng. Khi bày tỏ nỗi đau trong lòng, Lorenzo đột nhiên nhận ra rằng một trong những điều anh vô thức “thừa hưởng” từ cha là niềm tin rằng sự nghiệp là toàn bộ cuộc sống của anh. Thông qua những câu hỏi khôn ngoan, huấn luyện viên của Lorenzo đã giúp anh nhận thức được những hạn chế của niềm tin này. Sau đó, họ chuyển sang bước Quyết định – Lorenzo đưa ra những hành động cụ thể nhất định. Anh cam kết sẽ giành lại quyền kiểm soát cuộc sống và không để công việc trở thành “ông chủ của cuộc đời mình”.

Thời gian dành cho buổi huấn luyện đầu tiên đã hết, và huấn luyện viên cảm thấy cần phải chuyển sang bước Hành động. Tuy nhiên, Lorenzo vẫn cần giải tỏa căng thẳng dồn nén của mình liên quan đến vợ và những vấn đề nghiêm trọng mà họ đang gặp phải. Anh bắt đầu bật khóc. Mặc dù đã đến lúc kết thúc, huấn luyện viên vẫn ở lại với Lorenzo thêm 15 phút trước khi cùng nhau vạch ra một số bước hành động chính cần hoàn thành trước buổi gặp mặt tiếp theo.

Đọc thêm: Lãnh đạo theo tình huống – Nghệ thuật quản lý linh hoạt

Lời kết

Hàng chục năm coaching cho cấp lãnh đạo doanh nghiệp và nhiều người khác đã cho chúng tôi tiếp xúc với vô số tình huống khác nhau. Mỗi cuộc trò chuyện và mối quan hệ huấn luyện là duy nhất và không giống nhau – đó là lý do vì sao mô hình Coaching tình huống (Situational Coaching Model – SCM) ra đời. Thay vì cố gắng kiểm soát và cấu trúc trước buổi đối thoại, bạn chỉ cần biết khi nào là thời điểm tốt nhất để thay đổi hướng tiếp cận nhằm đảm bảo buổi coaching diễn ra suôn sẻ, mang lại kết quả tốt nhất cho coachee.

Để thuần thục mô hình Coaching tình huống, bạn cần thực hành thường xuyên và dành thời gian để suy ngẫm cách cải thiện sau mỗi buổi đối thoại. Cùng với thời gian, trực giác của bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn – bạn sẽ biết phải làm gì trong những tình huống khác nhau để tối ưu hiệu quả huấn luyện. Nếu sẵn sàng luyện tập, tin tưởng vào trực giác và chú ý đến những gì xảy ra, bạn sẽ dần đạt đến trình độ “lão luyện” của nghệ thuật coaching.

Biên soạn từ ấn phẩm “Coaching for Breakthrough Success” của TS. Peter Chee & TS. Jack Canfield

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching

Tổng hợp 7 nguyên tắc coaching cơ bản - nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đạt đến thành công đột phá.

[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching

Tổng hợp 7 nguyên tắc coaching cơ bản - nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đạt đến thành công đột phá.

Bạn mong muốn trở thành chuyên gia coaching?

Tìm hiểu ngay chương trình đào tạo coaching – được ICF chính thức công nhận - của ITD. Phát triển nền tảng kiến thức coaching vững chắc và phong cách huấn luyện độc đáo.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.