Trang chủ » Chuyên đề » Coaching & Mentoring » Phản hồi hiệu quả: Hướng dẫn thực hành trong giao tiếp
Phản hồi là một khía cạnh không thể thiếu trong bất kỳ môi trường chuyên nghiệp nào – giúp cải thiện hiệu suất của đội nhóm, sửa chữa những sai lầm và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc đưa ra phản hồi hiệu quả không phải là điều dễ dàng – nó yêu cầu một sự cân bằng tinh tế giữa sự trung thực và khéo léo, đồng thời đảm bảo rằng thông điệp được tiếp nhận một cách tích cực và mang tính xây dựng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách đưa ra phản hồi một cách rõ ràng và có tác động là như thế nào.
Nội dung
Phản hồi hiệu quả là gì?
Phản hồi (feedback) là một hình thức giao tiếp giúp cung cấp thông tin chi tiết, kịp thời và thực tế về hiệu suất hoặc hành vi của một cá nhân – với mục tiêu cuối cùng là giúp họ trên hành trình phát triển bản thân.
Phản hồi hiệu quả tập trung vào hành vi và hành động, thay vì những đặc điểm hay phẩm chất cá nhân. Nội dung của nó được tùy chỉnh cho phù hợp với các mục tiêu và yêu cầu của cá nhân, đồng thời được trình bày một cách tế nhị và lịch sự.
Khi được thực hiện đúng cách, phản hồi có thể giúp cá nhân phát triển thêm nhận thức về bản thân, nâng cao hiệu suất làm việc, đồng thời đạt được những khát vọng cá nhân và xây dựng tính chuyên nghiệp. Theo một nghiên cứu của Gallup, nhân viên nhận được phản hồi định kỳ từ cấp quản lý của họ có khả năng hứng thú với công việc tăng 3,5 lần so với những người không nhận được. Ngoài ra, những người cảm thấy những ý kiến đóng góp của họ được lắng nghe có khả năng cảm thấy có quyền lực hơn để thực hiện công việc tốt nhất của bản thân lên đến 4,6 lần.
Ví dụ về phản hồi hiệu quả
Thực tế đã chứng minh khi nhận được các đóng góp tích cực, chúng ta sẽ có xu hướng nhận được những “thăng hoa” về mặt cảm xúc tương tự như những lời khẳng định tích cực. Đặc biệt, trong môi trường làm việc, khi người quản lý cung cấp phản hồi chính xác và liên quan đến công việc của nhân viên, nó có thể ảnh hưởng đến quan điểm của người nhân viên đó về công việc và có thể thay đổi lộ trình sự nghiệp của họ sau này.
Dưới đây là một số ví dụ về kỹ năng phản hồi trong giao tiếp mà chúng ta có thể quan sát trong môi trường làm việc:
Ví dụ 1:
“Tôi đã xem báo cáo mà bạn đã tổng hợp cho dự án của chúng ta và thấy nó rất toàn diện và cẩn thận. Bạn đã làm rất tốt trong việc nghiên cứu, tổ chức và trình bày dữ liệu. Lần sau khi có một dự án tương tự, tôi đề xuất bạn nên phân chia nội dung thành các phần nhỏ hơn để chúng ta có thể dễ dàng theo dõi hơn.”
Ví dụ 2:
“Tôi nhận thấy rằng bạn thường đến muộn các cuộc họp và quên mất các deadline. Nếu bạn muốn được cải thiện trong lĩnh vực này, tôi khuyên bạn nên cài đặt ghi chú trên điện thoại để có công cụ nhắc nhở và mỗi ngày bạn có thể tạo danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành trong ngày để kiểm soát công việc tốt hơn.”
Ví dụ 3:
“Tôi rất ấn tượng với sự cống hiến của bạn trong việc học hỏi. Tôi biết rằng không dễ dàng khi giải pháp công nghệ mà bạn trình bày không hoạt động – và tôi kinh ngạc khi bạn đã thành công trong việc rút ra phản hồi từ tất cả các bên liên quan và tìm ra một giải pháp mới, khả thi mà tất cả mọi người đều yêu thích.”
Ví dụ 4:
“Thay đổi là một điều khó khăn. Bạn đã xử lý việc sáp nhập này với sự điềm tĩnh và rõ ràng, và nó đã có một tác động đáng kể đến tinh thần của đội nhóm còn lại. Lời cảm ơn của tôi dành cho bạn không bao giờ là đủ trong trường hợp này.”
Đặc điểm của phản hồi hiệu quả
Dưới đây là tổng hợp một số “nguyên tắc vàng” khi đưa ra phản hồi:
- Cụ thể: Phản hồi hiệu quả mang tính chính xác, cung cấp các ví dụ cụ thể về những điều mà cá nhân làm tốt hoặc cần cải thiện. Ví dụ, thay vì sử dụng ngôn ngữ mơ hồ như “Bài thuyết trình của bạn không tốt”, chúng ta có thể đưa ra lời nhận xét cụ thể và rõ ràng như: “Bài thuyết trình của bạn sẽ hiệu quả hơn nếu bạn đã bao gồm nhiều hình ảnh để hỗ trợ quan điểm của bạn.”
- Kịp thời: Phản hồi cần được đưa ra ngay sau trong những tình huống hoặc hành vi đang được đề cập – để cá nhân nhớ lại tình huống và có thể thực hiện sửa chữa các hành động đó ngay khi cần thiết.
- Khách quan: Nhận xét không bị ảnh hưởng bởi định kiến cá nhân của người đưa phản hồi (ví dụ: “Tôi nghĩ bài thuyết trình của bạn rất khô khan”); thay vào đó, hãy đứng từ một góc nhìn trung lập để tránh hiểu lầm và đảm bảo tính khách quan (ví dụ: “Khi thuyết trình, bạn đọc trực tiếp từ các trang trình chiếu, điều này đã làm giảm sự tương tác của bạn với người nghe”).
- Tôn trọng: Phản hồi hiệu quả được truyền đạt một cách tôn trọng và ủng hộ – tập trung vào những điểm mạnh và cải tiến của cá nhân.
- Xây dựng: Mục đích ở đây là giúp người nhận phản hồi phát triển, thay vì chỉ ra những sai lầm của họ. Với lý do này, bao gồm cả những lời khuyên mang tính xây dựng cũng sẽ là công cụ để giúp họ cải thiện và thay đổi bản thân mang tính tích cực hơn.
- Nhất quán: Cuối cùng, phản hồi cần được cung cấp thường xuyên – để người nhận luôn duy trì nhận thức rõ ràng về hiệu suất làm việc của họ và cách thức họ có thể tiếp tục phát triển.
Điều gì mang lại hiệu quả khi phản hồi?
Hiệu quả của phản hồi đòi hỏi một thông điệp rõ ràng và ngắn gọn, tôn trọng, cụ thể và có thể hành động. Thay vì tập trung vào tính cách hoặc đặc điểm cá nhân của người nhận phản hồi, phản hổi hiệu quả tập trung vào hành vi cụ thể của người nhận phản hồi và sử dụng kỹ năng phản hồi mang tính tích cực để khuyến khích họ.
Ngược lại, phản hồi không hiệu quả thường được đặc trưng bởi sự mơ hồ, mang tính tổng quát và thiếu sự thực tiễn. Nó thường chỉ tập trung chỉ trích hoặc thiếu tôn trọng trong cách diễn đạt, không đưa ra được đề xuất hoặc giải pháp nào. Do đó, nó không đáp ứng được sự hỗ trợ và hướng dẫn cần thiết cho sự phát triển và xây dựng tính chuyên nghiệp.
Phản hồi hiệu quả | Phản hồi tiêu cực |
|
|
7 nguyên tắc phản hồi hiệu quả
Cụ thể và mô tả
Khi đưa ra phản hồi, điều quan trọng là phải rõ ràng và ngắn gọn về những gì bạn đã quan sát. Miêu tả hành động và sự tác động của nó, thay vì đưa ra đánh giá cá nhân. Ví dụ, thay vì nói “Bạn là người không sắp xếp công việc tốt”, hãy nói “Tôi đã thấy rằng bạn không có một kế hoạch rõ ràng cho dự án này, điều này làm cho việc đạt được mục tiêu của bạn trở nên khó khăn hơn”.
Tập trung vào điểm tích cực
Trong khi cần nhấn mạnh những điểm cần cải thiện, đừng quên nhấn mạnh những đóng góp tích cực mà người nhận đang đưa ra. Bắt đầu bằng việc công nhận những điều họ đang làm tốt và từ đó đóng góp phát triển thêm. Ví dụ, “Tôi đánh giá cao việc bạn đang đảm nhận nhiều trách nhiệm và thể hiện sáng kiến trong các cuộc họp của team chúng ta. Hãy xem chúng ta có thể tiếp tục phát triển tinh thần này như thế nào”.
Tránh cảm giác ép buộc
Phản hồi hiệu quả đòi hỏi một quá trình hợp tác – trong đó cả hai bên cùng nhau làm việc để đạt được kết quả mong muốn. Thay vì ra lệnh cho người nhận phản hồi về điều gì cần làm, hãy tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận mở về những thay đổi cần thiết – và đưa ra các phương án thay thế có thể thực hiện được. Từ đó, họ nên có thể tìm ra các giải pháp cho riêng mình.
Phản hồi cần kịp thời
Phản hồi càng sớm được đưa ra sau khi một hành vi hoặc hành động được quan sát, thì nó càng hiệu quả. Chờ quá lâu để đưa ra phản hồi có thể dẫn đến bỏ lỡ cơ hội cải thiện.
Chứng tỏ rằng bạn thật sự quan tâm đến họ
Phản hồi nên được đưa ra với mục đích giúp người khác tạo ra sự thay đổi tích cực hoặc củng cố hành vi tích cực. Do đó, hãy chắc chắn thể hiện sự đồng cảm và hiểu biết bằng cách công nhận cảm xúc và quan tâm của người nhận phản hồi.
Kiểm tra sự hiểu biết
Trước khi kết thúc cuộc thảo luận về việc đóng góp phản hồi, hãy đảm bảo rằng cả hai bên đều có sự công bằng và chính xác về hành vi và hành động đã xảy ra. Hãy đưa ra những câu hỏi để làm rõ bất kỳ sự hiểu lầm nào và khuyến khích người nhận đưa ra quan điểm của họ.
Theo dõi
Nếu cả hai bên đều có thể đưa ra kế hoạch hành động để thay đổi hành vi, hãy tiến hành theo dõi thường xuyên để cung cấp hỗ trợ và đảm bảo tiến độ đang được thực hiện. Ví dụ, lên lịch kiểm tra định kỳ để thảo luận về tiến độ thay đổi – và cung cấp phản hồi bổ sung nếu cần.
Các chiến lược để đưa ra phản hồi hiệu quả trong môi trường làm việc
Hỏi ý kiến trước khi đưa ra phản hồi
Trước khi đưa ra bất kỳ lời khuyên nào, hãy đảm bảo đưa ra câu hỏi liệu người đó có sẵn lòng tiếp nhận phản hồi không. Điều này cho thấy bạn tôn trọng cảm xúc của họ và cũng cho phép họ chuẩn bị tâm lý cho phản hồi của bạn.
Sử dụng phương pháp SBI
SBI là viết tắt của Situation (Tình huống), Behavior (Hành vi), Impact (Tác động). Phương pháp này bao gồm việc miêu tả tình huống cụ thể, hành vi quan sát được và tác động của nó. Ví dụ:
“Trong cuộc họp nhóm hôm qua, khi bạn gián đoạn lúc Jane đang nói chuyện (tình huống), điều này đã trở nên coi thường (hành vi) và ngăn cản cô ấy chia sẻ ý tưởng của mình (tác động).”
Tập trung vào hành vi cụ thể
Phản hồi nên tập trung vào những hành động cụ thể, chứ không nói về cá nhân của người đó. Điều này cho phép người nhận hiểu được họ đã làm tốt hoặc cần cải thiện điều gì, mà không cảm thấy bị tấn công hoặc chỉ trích.
Ví dụ, thay vì phản hồi tiêu cực như “Bạn luôn luôn bừa bộn và làm tôi phát điên lên”, hãy tập trung vào hành vi cụ thể:
“Trong cuộc họp nhóm hôm qua, tôi nhận thấy bạn quên mang theo ghi chú của mình và điều này đã làm trì hoãn tiến độ của chúng ta. Lần sau, tôi nghĩ bạn hãy cố gắng đảm bảo mang đầy đủ các vật dụng cần thiết cho cuộc họp, điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian của chúng ta.”
Sử dụng kỹ thuật feedback sandwich
Kỹ thuật này bắt đầu bằng việc khen ngợi điều tốt đẹp mà người đó đã làm – tiếp theo là chỉ ra điều họ có thể cải thiện, và cuối cùng là kết thúc bằng một lời khích lệ. Dưới đây là một ví dụ:
“Bài thuyết trình của bạn trong cuộc họp ngày hôm qua đã được chuẩn bị rất tốt và trình bày với sự tự tin (tích cực). Tuy nhiên, tôi nhận thấy bạn đã vượt quá thời gian được phân bổ, điều này đã khiến chúng ta phải vội vã bỏ qua một số điểm quan trọng (xây dựng). Nhìn chung, tôi nghĩ bạn đã làm rất tốt và với một số điều chỉnh về thời gian, bạn có thể tạo ra ảnh hưởng lớn hơn trong các bài thuyết trình trong tương lai (tích cực lại).”
Như bạn có thể thấy, người phát biểu đã công nhận những điểm mạnh của bài thuyết trình trước khi chỉ ra một lĩnh vực để cải thiện và tưởng tượng về những khả năng trong tương lai. Điều này giúp cân bằng nội dung lời phê bình và khích lệ người nghe tiếp tục nỗ lực.
Xây dựng một nền văn hóa phản hồi hiệu quả trong doanh nghiệp
Nuôi dưỡng an toàn tâm lý và khuyến khích giao tiếp
Việc thiết lập một nền văn hóa phản hồi trong nơi làm việc bắt đầu bằng việc thực hiện các chiến lược cho phép giao tiếp hai chiều. Điều này có nghĩa là tạo ra một môi trường nơi mà nhân viên cảm thấy thoải mái và an toàn để đưa ra ý kiến của họ – cũng như tiếp nhận phê bình mà không sợ bị phán xét hoặc chỉ trích.
Một cách để làm điều này là bằng cách khẳng định cam kết của công ty trong việc tạo ra một cuộc đối thoại mở giữa tất cả các bên liên quan. Điều này cho thấy tất cả mọi người trong tổ chức đang làm việc với mục tiêu chung – và khuyến khích sự cộng tác giữa nhân viên.
Xây dựng quy trình thu nhận phản hồi
Ngoài ra, nên thiết lập một quy trình chính thức cho phép nhân viên đưa ra phản hồi định kỳ. Điều này có thể bao gồm tổ chức các cuộc họp hàng tuần, thiết lập biểu mẫu phản hồi ẩn danh hoặc tổ chức khảo sát ẩn danh định kỳ để thu thập ý kiến đóng góp.
Việc làm này cho phép quản lý nắm bắt thông tin về các vấn đề hay sự cố xảy ra trong đội nhóm của họ, đồng thời cung cấp cho nhân viên một cách thức dễ dàng để chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng của họ một cách bảo mật.
Đọc thêm: Văn hóa coaching – Bí quyết phát triển doanh nghiệp
Kết luận
Nhìn chung, kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp là một kỹ năng quan trọng có thể giúp cá nhân và tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Bằng cách tuân thủ những lời khuyên thực tế được trình bày trong bài viết này, bạn sẽ tự tin trong khả năng cung cấp phản hồi rõ ràng, cụ thể và có thể thực hiện – đồng thời đảm bảo rằng nó được tiếp nhận một cách xây dựng và tích cực. Với sự tập luyện và cam kết, bạn sẽ có thể trở thành một người đưa ra những phản hồi hiệu quả và giúp đội nhóm hoặc tổ chức của bạn đạt được thành công, phát triển.
Tham khảo ngay các khóa học coaching skills chuẩn ICF của ITD World – giúp người học nâng cao kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực và phát triển con người trong đội nhóm!
Có thể bạn quan tâm:
- Kỹ năng phản hồi trong coaching: Hướng dẫn thực hành chi tiết
- Feedforward: Phương pháp phản hồi thời đại mới
- Cách tiếp nhận lời phê bình: 6 bước giúp bạn lắng nghe tốt hơn
ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.com/ itdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.
BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!
[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching
[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching
Trước khi bạn chuyển sang đọc bài khác…
Đừng quên dành thời gian tìm hiểu các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD bạn nhé!
Với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi hiểu rõ những nhu cầu và băn khoăn của lãnh đạo doanh nghiệp – trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Nhằm đáp ứng những trăn trở đó, ITD đã và đang không ngừng thiết kế các chương trình đào tạo quản lý mới – được xây dựng và phụ trách bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.