công bằng trong công việc

Đảm bảo công bằng trong công việc là yêu cầu quan trọng để doanh nghiệp duy trì đội ngũ nhân tài và đạt tới thành công bền vững.

Nội dung

Với chủ đề Ngày Quốc tế Phụ nữ 2023 #EmbraceEquity, không chỉ riêng trong ngày hôm đó, các doanh nghiệp có xu hướng thúc đẩy sự công bằng theo đúng tinh thần của nó. Trong bối cảnh ngày nay, công bằng là một quy chuẩn phải có trong bất kỳ tổ chức nào. Sự tập trung mạnh mẽ vào bình đẳng giới cần phải là một phần trong chính sách của mọi tổ chức.

Ngày nay, thành công của môi trường làm việc hoàn toàn phụ thuộc vào trải nghiệm toàn diện và công bằng. Để đảm bảo những điều này, các doanh nghiệp đang phát triển sự hiểu thấu và hướng tới nhu cầu tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng. Với sự đa dạng nhân tài đến từ nhiều bối cảnh khác nhau, các tổ chức và đội nhóm phải hiểu cách xây dựng một môi trường làm việc cho phép tất cả các thành viên trong nhóm phát triển. Hầu hết lực lượng lao động hiện nay muốn làm việc cho một công ty coi trọng sự đa dạng, bình đẳng, hòa nhập và gắn kết. Hơn nữa, trong vài năm qua, việc tập trung vào một nơi làm việc bình đẳng hơn đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc đạt được sự công bằng trong công việc chắc chắn phức tạp hơn nhiều so với tưởng tượng. Sự kỳ thị đã ăn sâu và bám rễ vào tiềm thức, những thành kiến ngầm ngăn cản người lao động có khả năng tiếp cận mọi cơ hội. Dù nhiều tổ chức đã chủ trương đưa ra các chính sách giúp tạo ra các nhóm đa dạng hơn, nhưng các công ty vẫn cần nỗ lực hơn nữa nhằm tạo ra một môi trường hòa nhập.

Thế nào là công bằng trong công việc?

Công bằng tại nơi làm việc được định nghĩa khái quát rằng tất cả nhân viên đều được cung cấp cơ hội – tùy theo nhu cầu của từng người. Công bằng giải quyết sự mất cân đối về cơ hội dành cho nhân viên. Không phải tất cả nhân viên đều cần những cơ hội như nhau, nhu cầu của từng người cần có sự ưu tiên dựa trên thành tích.

Công bằng tại nơi làm việc xem xét kỹ lưỡng việc thu hẹp khoảng cách chủng tộc và giới tính có ảnh hưởng đến lương thưởng và lộ trình thăng tiến của nhân viên. Sự công bằng cũng xem xét kỹ lưỡng nhiều sáng kiến khác, chẳng hạn như sự thiên kiến vô thức ở nhiều cấp độ khác nhau và đào tạo lực lượng lao động để loại bỏ sự thiên vị ngầm ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên.

Thành kiến tác động đến việc đưa ra quyết định, định hình tư duy và kéo theo các hành vi khác. Công bằng là tập trung vào và nhận thức rõ thực tế này đồng thời tạo ra một sân chơi bình đẳng bằng cách phân bổ công bằng các nguồn lực hoặc cơ hội cho mọi người.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tổ chức với 30% điều hành là nữ có khả năng hoạt động tốt hơn nhiều các công ty có từ 10% đến dưới 30% điều hành là nữ.

Tầm quan trọng của công bằng trong công việc

Công bằng tại nơi làm việc tác động đến các yếu tố khác nhau như bình đẳng, cởi mở và cảm giác thuộc về. Dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc đảm bảo tính đa dạng, nhưng một số doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tạo ra một môi trường làm việc hoàn toàn không có thành kiến và phân biệt đối xử.

Ưu tiên sự công bằng và biến điều đó trở thành thói quen đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Lợi ích lâu dài của việc tạo ra một nơi làm việc bình đẳng mang lại rất lớn. Một thực tế đang nổi lên nhanh chóng là trong các doanh nghiệp có sự đa dạng về giới tính, sắc tộc và văn hóa, khả năng lãnh đạo có nhiều cơ hội phát triển và vượt trội hơn.

Khác biệt giữa Bình đẳng & Công bằng (Equality vs Equity)

Mặc dù công bằng (equity)bình đẳng (equality) nghe có vẻ giống nhau, nhưng việc thực hiện và điều kiện kết quả lại rất khác nhau. Bình đẳng (equality) đề cập đến việc mọi người hoặc nhóm được cung cấp các nguồn lực hoặc cơ hội như nhau. Công bằng (equity) là việc cung cấp cơ hội hoặc nguồn lực cho những người và nhóm khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, dẫn đến khả năng tiếp cận không giống nhau, khiến họ ngang hàng với những người khác.

Đôi khi, một số nhân viên gặp phải rào cản khi gia nhập vào tổ chức. Có thể là do học hành chính quy hoặc bằng cấp mà họ không thể theo đuổi vì nhiều lý do khác nhau, nhưng họ vẫn có thể hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, những hành vi thành kiến có thể tác động tiêu cực đến quỹ đạo nghề nghiệp.

Việc nhận ra rằng không phải ai cũng bắt đầu từ cùng một vạch xuất phát rất quan trọng. Mối quan tâm phổ biến nhất là trả ngang giá. Các tổ chức cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bình đẳng và công bằng để xây dựng một nơi làm việc đa dạng và toàn diện.

Lợi ích của sự công bằng đối với tổ chức và lực lượng lao động

Mặc dù việc xây dựng một nơi làm việc công bằng hơn sẽ đòi hỏi một quá trình chuyển đổi khó khăn, nhưng các tổ chức phải nhận ra rằng nỗ lực đó là xứng đáng. Công bằng tại nơi làm việc có nghĩa là mở rộng nền tảng để nhân viên có thể phát triển trong công ty và thúc đẩy sự lãnh đạo đa dạng hơn trong thời gian ngắn. Xây dựng một nơi làm việc công bằng đòi hỏi phải đầu tư vào nhân sự để tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài và sự gắn kết nội bộ. Người lao động thích làm việc cho những môi trường họ cảm thấy bản thân được đầu tư.

Đối với các tổ chức, thúc đẩy sự công bằng giúp giữ chân nhân viên và xây dựng thương hiệu cho nhà tuyển dụng. Nhân viên tại các doanh nghiệp như vậy có xu hướng ở lại lâu hơn so với các doanh nghiệp khác. Nhiều công ty đang chú trọng thực hiện các chính sách để trở nên công bằng hơn. Trong bối cảnh ngày nay, việc dành thời gian để đẩy mạnh sự công bằng có thể cải thiện hình ảnh của công ty, dẫn đến lực lượng lao động đa dạng và tài năng hơn.

Bí quyết thúc đẩy sự công bằng trong công việc

Thay đổi chính sách phù hợp với thể trạng sức khỏe và khả năng khác nhau

Điều chỉnh các quy định về tình trạng sức khỏe và khả năng là yêu cầu quan trọng để xây dựng sự công bằng trong công việc. Doanh nghiệp có thể cân nhắc tổ chức các chương trình DEI để giải quyết các tình trạng sức khỏe hoặc khuyết tật.

Minh bạch tài chính

Một cách quan trọng khác để cung cấp sự minh bạch tài chính là triển khai tuyển dụng dựa trên kỹ năng cho các vai trò mới và minh bạch về lương cho lực lượng lao động. Bất cứ khi nào tổ chức thúc đẩy trả lương ngang bằng, sẽ cũng giúp thu hẹp khoảng cách trả lương theo giới và chủng tộc.

Cung cấp chương trình đào tạo đa dạng

Ví dụ tốt nhất về thúc đẩy sự đa dạng trong tổ chức là cung cấp các chương trình đào tạo tại nơi làm việc. Triển khai các chương trình liên quan đến chủ đề thiên vị vô thức hoặc đào tạo lãnh đạo toàn diện giúp thúc đẩy sự gắn bó.

Để tạo ra và duy trì sự công bằng tại nơi làm việc, không có giải pháp nào là tốt nhất. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự cam kết thực sự. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng và triển khai theo các giải pháp đề xuất, các tổ chức có thể hướng tới một môi trường công bằng hơn!

Công bằng và bình đẳng tại nơi làm việc

Theo cách nói thông thường, công bằng và bình đẳng nghe có vẻ giống nhau, nhưng chúng không đồng nghĩa. Các nhà quản lý cần hiểu sự khác nhau của các thuật ngữ này để xây dựng kế hoạch hợp lý nhằm tạo ra một nơi làm việc bình đẳng hơn. Bình đẳng hướng tới việc cung cấp cho tất cả các thành viên của lực lượng lao động khả năng tiếp cận các nguồn lực giống nhau, bất kể mọi rào cản tồn tại từ trước – chủ yếu là sự phân bổ nguồn lực hoặc cơ hội bình đẳng giữa những người lao động ở cùng các cấp độ tương tự. Bình đẳng là một khái niệm có lợi theo nhiều cách, vì nó giúp điều khiển văn hóa công ty đi đúng hướng. Tuy nhiên, nó thường không giải quyết được các vấn đề chưa được miêu tả đúng mức.

Trong khi đó, công bằng khác xa với bình đẳng. Nó không cung cấp các nguồn lực và cơ hội như nhau cho tất cả mọi người. Với nguyên tắc công bằng, các doanh nghiệp có thể nhận ra rằng mỗi nhân viên có quyền truy cập khác nhau vào các nguồn lực và đặc quyền. Để đảm bảo rằng những cá nhân này có được lợi thế hợp lý về cơ hội trong tổ chức, họ có thể cần được hỗ trợ và khả năng tiếp cận nhiều hơn, và sự công bằng sẽ giúp họ có được điều đó.

Có thể bạn quan tâm:

Tham khảo

How to promote equity in the workplace. https://hrsea.economictimes.indiatimes.com/news/workplace/how-to-promote-equity-in-the-workplace/98727449.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.