Tư duy cầu tiến

Tư duy của một người được thể hiện qua cách họ xác định và thực hiện mục tiêu của mình – bao gồm cả mục tiêu công việc và cá nhân. Cách thức chúng ta tư duy đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tính cách, cách ta nhìn nhận thành công và thất bại, cũng như phản ứng về cảm xúc, nhận thức, hành vi và thần kinh. Bí quyết thành công trong cuộc sống là luôn hết lòng nuôi dưỡng tư duy cầu tiến.

Nội dung

Tư duy cầu tiến là gì?

Trong một nghiên cứu về tác động của tư duy đối với cuộc sống, Carol Dweck – Giáo sư Tâm lý Đại học Stanford đã đưa ra mô hình hai kiểu tư duy khác nhau: Tư duy cầu tiến (Growth mindset) và Tư duy bảo thủ (Fixed mindset).

1. Tư duy bảo thủ (Fixed Mindset)

Những người có tư duy bảo thủ tin rằng năng lực, phẩm chất và đặc điểm của một người là cố định và không thể thay đổi theo thời gian. Họ xem thành công là kết quả của tài năng thuần túy – không phải do nỗ lực. Vì lý do này, họ không ngừng cố gắng chứng tỏ năng lực của bản thân và né tránh thất bại bằng mọi giá. Thái độ của họ đối với thay đổi và phát triển là rất miễn cưỡng.

2. Tư duy cầu tiến (Growth mindset)

Ngược lại với tuýp người nêu trên, người có tư duy cầu tiến tin rằng họ có thể cải thiện và phát triển bản thân thông qua nỗ lực và thất bại. Họ ý thức điểm yếu của bản thân, luôn không ngừng học hỏi và nỗ lực hoàn thiện chính mình. Đối với họ, thất bại và thử thách chỉ là bài học cho họ để phát triển những phẩm chất và tài năng hiện có.

Tư duy cầu tiến vs Tư duy bảo thủ

Sự khác biệt giữa Tư duy cầu tiến và Tư duy bảo thủ

Để chứng minh ảnh hưởng của tư duy đối với hành vi con người, Giáo sư Dweck đã tiến hành một thí nghiệm về cách trẻ em phản ứng với khó khăn và thất bại.

Trong nghiên cứu này, cô yêu cầu một nhóm trẻ giải một số câu đố với độ khó tăng dần. Những trẻ có tư duy bảo thủ đã chọn giải các câu đố dễ hơn để chứng minh năng lực của bản thân. Trong khi đó, số còn lại chọn giải những câu đố khó hơn là những đứa trẻ có tư duy cầu tiến. Đó là bởi vì chúng coi đó là một thử thách mà qua đó, chúng có thể học hỏi và phát triển – ngay cả khi thất bại là không thể tránh khỏi.

“Những cá nhân tin rằng tài năng của họ có thể được phát triển (thông qua làm việc chăm chỉ, chiến lược tốt và ý kiến đóng góp từ người khác) là những người có tư duy cầu tiến. Họ có xu hướng đạt được nhiều thành tích hơn so với những người có tư duy bảo thủ (những người tin rằng tài năng của họ là món quà bẩm sinh).” – GS. Carol Dweck

Tư duy cầu tiến và tư duy bảo thủ

7 đặc điểm của Tư duy cầu tiến

Người sở hữu tư duy cầu tiến thường có 7 điểm chung sau đây:

  • Kiên tâm (Resilience);
  • Tham vọng (Ambition);
  • Lạc quan (Optimism);
  • Sáng tạo (Creativity);
  • Kiên trì (Perseverance);
  • Quyết tâm (Determination);
  • Tinh thần hợp tác (Collaboration).

Tất cả những đặc tính trên không chỉ có lợi cho sự phát triển của cá nhân chúng ta, mà còn giúp ích cho cộng đồng và tập thể nói chung. Để trở thành người cầu tiến, điều quan trọng là bạn phải nỗ lực thực hành và phát triển các phẩm chất nêu trên.

Tư duy cầu tiến

Đọc thêm: 12 nguyên tắc lãnh đạo vàng dành cho cấp quản lý thời nay

Tư duy cầu tiến – Khởi đầu của thành công

Tư duy của chúng ta, dù vô thức hay có ý thức, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển cá nhân hoặc ngược lại. Theo nghiên cứu của Giáo sư Carol Dweck, vai trò của Tư duy cầu tiến là mang đến cho ta sự tự tin, can đảm và động lực cần thiết để đạt được kết quả tốt hơn. Do đó, những người có tư duy cầu tiến có khả năng thích nghi tốt hơn đối với nhiều hoàn cảnh khác nhau và phát triển kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ hơn.

Theo Harvard Business Review, các doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của Tư duy cầu tiến thường khuyến khích quan điểm tích cực của nhân viên và do đó, nhân viên của họ thường hạnh phúc hơn, cũng như sẵn sàng chấp nhận rủi ro và sáng tạo hơn. Khi mọi người sẵn sàng bước ra ngoài vùng an toàn của mình, họ sẽ có thể học hỏi và phát triển từ khó khăn thử thách. Đây chính là tiền đề thúc đẩy quá trình đổi mới, gia tăng hiệu quả và năng suất làm việc.

Vai trò của tư duy cầu tiến

Mặt trái của tư duy cầu tiến

Việc áp dụng tư duy cầu tiến không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực như mong muốn. Trên thực tế, nếu ứng dụng một cách máy móc, chúng ta sẽ có thể rơi vào những trường hợp sau:

  • Kiên trì với các chiến lược học tập hoặc làm việc không hiệu quả vì cho rằng bản thân cần phải nỗ lực hơn nữa.
  • Trở nên thất vọng khi bản thân tiếp tục thể hiện những suy nghĩ và hành động gắn liền với tư duy bảo thủ. Thực tế, không phải lúc nào tư duy bảo thủ cũng là điều xấu. Nếu chúng ta thay đổi cách làm việc mà không suy nghĩ chin chắn, “tư duy cầu tiến” có thể sẽ khiến chúng ta đi chệch hướng, từ tốt thành tệ hơn.

Tóm lại, trong mỗi quyết định hành động, chúng ta cần có sự tính toán kỹ lưỡng và nghiên cứu từ mọi người – nhằm đảm bảo rằng quyết định “cầu tiến” của mình sẽ giúp bạn vươn lên mạnh mẽ hơn.

Nguyên nhân vì sao một số người không có tư duy cầu tiến

Những lợi ích của tư duy cầu tiến là vô cùng rõ ràng và to lớn. Tuy nhiên, tại sao nhiều người vẫn cố gắng bám lấy lối tư duy bảo thủ xưa cũ?

Thông thường, nguyên nhân là vì chúng ta sợ thất bại và sự thiếu an toàn. Khi đối mặt với thất bại, những người có Tư duy bảo thủ có xu hướng đổ lỗi cho người khác hoặc chỉ trích bản thân – điều này cuối cùng sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực và ngăn họ phát triển hơn nữa.

Ngược lại, người có tư duy cầu tiến hiểu rằng họ càng làm việc chăm chỉ, kiên trì và có cái nhìn tích cực khi đối mặt với khó khăn bao nhiêu, thành công họ đạt được sẽ càng lớn hơn bấy nhiêu.

May mắn thay, niềm tin của con người là hoàn toàn có thể thay đổi, miễn là ta ý thức được tầm quan trọng của sự phát triển cá nhân và quyết tâm thay đổi. Bắt đầu với những việc đơn giản như từ bỏ thói quen xấu hoặc giảm cân, sau đó chỉ tập trung vào hiệu suất – chứ không phải kết quả. Hãy nhớ rằng, chìa khóa của thành công là không bỏ cuộc khi gặp khó khăn thử thách, nhưng nỗ lực thay đổi bản thân hằng ngày để làm nền tảng cho thành công và hạnh phúc mai sau.

Nuôi dưỡng tư duy cầu tiến

Đọc thêm: Luật hấp dẫn – Bí quyết cho cuộc sống thành công và hạnh phúc lâu dài

Xây dựng tư duy cầu tiến

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường đánh giá mục tiêu công việc quan trọng hơn mục tiêu đào tạo nhân viên. Tuy nhiên, việc đào tạo là rất quan trọng nhằm khuyến khích doanh nghiệp thử nghiệm, học hỏi và phát triển – trong khi các mục tiêu về hiệu quả kinh doanh chỉ tập trung vào những gì doanh nghiệp đã có sẵn khả năng thực hiện.

Trong thế giới VUCA hiện tại, Tư duy cầu tiến thậm chí còn quan trọng hơn đối với sự thành công của doanh nghiệp. Với hàng loạt bất ổn xung quanh chúng ta, việc chấp nhận rủi ro là không thể tránh khỏi – và điều này chỉ có thể đạt được nếu ta sẵn sàng đối mặt với thất bại và học hỏi từ đó. Để giúp nhân viên của bạn trở thành người có tinh thần cầu tiến, điều quan trọng là doanh nghiệp cần đầu tư vào hoạt động coachingtraining – nhằm mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng nhân viên.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

Trước khi bạn chuyển sang đọc bài khác…

Đừng quên dành thời gian tìm hiểu các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD bạn nhé!

Với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi hiểu rõ những nhu cầu và băn khoăn của lãnh đạo doanh nghiệp – trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Nhằm đáp ứng những trăn trở đó, ITD đã và đang không ngừng thiết kế các chương trình đào tạo quản lý mới – được xây dựng và phụ trách bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.