ChatGPT tác động đến ngành nhân sự

ChatGPT là cải tiến công nghệ mới nhất, tuy chỉ vừa ra mắt được vài tháng nhưng đã tạo ra làn sóng hưởng ứng rộng khắp trong cộng đồng nhân sự. Nó có hữu ích không? Nó có thiên vị không? Nó sẽ đảm nhận công việc của chúng ta? Bài viết này cung cấp một số thông tin sơ bộ – nhằm giúp người đọc hiểu hơn về công cụ này, từ đó kết hợp nó vào công việc hàng ngày cách tối ưu và hiệu quả nhất.

Nội dung

Việc sử dụng ChatGPT trong ngành nhân sự chắc chắn sẽ ngày càng trở nên phổ biến và cũng dễ hiểu được lí do tại sao. Là một chatbot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, ChatGPT cung cấp phản hồi nhanh chóng và hiệu quả cho các câu hỏi, thắc mắc liên quan đến nhân sự, dù đến từ giám đốc điều hành, nhân viên hay người tìm việc.

Tuy nhiên, như với bất kỳ công nghệ mới nào, có những ưu và nhược điểm mà các chuyên gia quản lý nguồn nhân lực cần lưu ý khi sử dụng công cụ này.

Ưu – Nhược điểm của ChatGPT trong ngành Nhân sự

Dưới đây là một số ưu điểm dễ nhận thấy của việc sử dụng ChatGPT ở giai đoạn đầu:

  • Hiệu quả: ChatGPT có thể xử lý nhiều nhiệm vụ thông thường và có tính lặp lại. Từ đó giúp giảm khối lượng công việc cho chuyên viên nhân sự, cho phép họ tập trung hơn vào công việc mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Nó có thể giảm chi phí tuyển dụng bằng cách tự động hóa nhiều tác vụ thông thường, chẳng hạn như lên lịch phỏng vấn và gửi thông tin.

  • Tiện lợi: ChatGPT cung cấp phản hồi nhanh, điều này đặc biệt hữu ích khi cần cung cấp câu trả lời cho ban quản lý hoặc hỗ trợ nhân viên trong thời gian ngắn. Chẳng hạn, nó có thể được sử dụng để làm cho việc điền vào các biểu mẫu đánh giá hiệu suất trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Tính khả dụng: ChatGPT hoạt động 24/7, nghĩa là nhân viên hoặc người tìm việc có thể nhận được hỗ trợ và hướng dẫn bất cứ khi nào họ cần.
  • Cải thiện trải nghiệm của ứng viên: ChatGPT cung cấp phản hồi ngay lập tức cho các truy vấn của ứng viên.

Tuy nhiên, có một số điểm quan ngại mà chúng ta cần lưu ý khi sử dụng ChatGPT:

  • Ngôn ngữ tự nhiên không đồng nghĩa với sự trôi chảy: ChatGPT có thể không hiểu hết các sắc thái trong giao tiếp của con người, điều này có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc diễn giải sai.
  • Thiếu khía cạnh nhân văn: ChatGPT có thể đưa ra các câu trả lời mà chưa xem xét tình huống hoặc hoàn cảnh/đặc điểm riêng của từng nhân viên hoặc người tìm việc. Nó không cho phép “tạo ngoại lệ”.
  • Khả năng sai lệch vẫn tồn tại: Như bất kỳ hệ thống AI nào, ChatGPT dựa vào dữ liệu mà nó đã được đào tạo để đưa ra quyết định và nếu dữ liệu đó bị sai lệch, thì nó có thể gia tăng sự sai lệch đó trong các đề xuất.
  • Quyền riêng tư dữ liệu sẽ tiếp tục là một vấn đề: ChatGPT yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân, điều này làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu cần được giải quyết.

Tác động của ChatGPT đến cơ cấu nguồn nhân lực

Và đương nhiên, nguy cơ mất việc đối với những ai đang làm việc trong lĩnh vực nhân sự nói chung là điều không thể tránh khỏi: Sử dụng ChatGPT trong tổ chức, với quyền truy cập vào dữ liệu của riêng bạn, có thể dẫn đến việc một số nhân viên nhân sự phải thuyên chuyển.

Chính điều này mới là một rủi ro thực sự, không thể và không nên xem nhẹ. Nhiều vị trí nhân sự ngày nay tập trung vào các hoạt động thường ngày, trả lời các thắc mắc và cung cấp báo cáo. Đây là những nhiệm vụ quản trị và vận hành mà ChatGPT có thể thực hiện nhanh hơn và tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Để giải quyết vấn đề này, các nhà lãnh đạo cấp cao phải xem xét kĩ lưỡng, không chỉ vào việc áp dụng công nghệ này và thực hiện quản lý thay đổi liên quan đến việc triển khai mà còn giải quyết tác động đối với các đội nhóm của họ. Những dự đoán ban đầu rằng PC/Excel/chatbot sẽ loại bỏ nhu cầu về nhân sự đã không thành hiện thực…

Một khía cạnh khác cần xem xét là xác định lại vai trò của nhân sự đối với công việc đòi hỏi chuyên môn của con người, chẳng hạn như phát triển chiến lược quản lý nhân tài, sáng kiến gắn kết nhân viên và chương trình phát triển tổ chức. Điều quan trọng nữa là tập trung vào phát triển đội ngũ nhân sự để xây dựng các kỹ năng mới có nhu cầu trong thời đại trí tuệ nhân tạo, chẳng hạn như phân tích dữ liệu, quản lý dự án và chuyển đổi kỹ thuật số. Và tất nhiên, vai trò chính sẽ là hợp tác với ChatGPT để nâng cao khả năng của chatbot, giúp tạo ra các quy trình quản lý nhân lực hiệu quả hơn cho tổ chức.

Ứng dụng ChatGPT trong ngành Nhân sự

ChatGPT nên được xem như một công cụ hỗ trợ công việc chúng ta đã và vẫn đang làm trong lĩnh vực nhân sự. Mặc dù việc triển khai nó có thể dẫn đến việc cắt giảm một số công việc hành chính/điều hành, nhưng điểm mấu chốt là nó sẽ tạo ra nhu cầu đào tạo lại kỹ năng cho một nhóm nhân viên rộng lớn hơn. Tóm lại, nhân viên nhân sự có thể không trực tiếp mất việc vì ChatGPT, nhưng việc không biết cách sử dụng ChatGPT có thể khiến một số nhân viên mất việc.

Các nhà lãnh đạo mong muốn chuẩn bị cho tổ chức nhân sự của mình để tận dụng công nghệ mới này sẽ cần tập trung vào việc đào tạo đội nhóm về cách sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả cũng như cách trả lời các câu hỏi của nhân viên hoặc người tìm việc đòi hỏi thân tình hơn. Từ đó, các quản lý cấp cao sẽ quyết định nên bắt đầu từ đâu. Điểm khởi đầu hợp lý về mặt tích hợp ChatGPT vào Hệ thống nhân sự hiện có là HRIS, hệ thống theo dõi ứng viên và hệ thống quản lý học tập. Các tùy chọn khác bên ngoài hệ thống nhân sự có thể là chức năng theo dõi quan hệ nhân viên. Như đã đề cập ở trên, quyền riêng tư dữ liệu sẽ là một khía cạnh đáng quan tâm và cần được đánh giá kỹ lưỡng.

Để giảm thiểu nguy cơ sai lệch, điều quan trọng là đào tạo ChatGPT bằng cách sử dụng nhiều nguồn dữ liệu và đảm bảo rằng dữ liệu được cập nhật và đánh giá lại thường xuyên để đảm bảo rằng dữ liệu đó đa dạng và đại diện cho số đông. Ngoài ra, ChatGPT phải là một phần của quy trình tuyển dụng toàn diện hơn bao gồm việc các chuyên gia nhân sự xem xét và xác thực các đề xuất do công cụ đưa ra để đảm bảo rằng chúng công bằng và không thiên vị.

Lời kết

Việc áp dụng ChatGPT trong ngành nhân sự cho phép các nhà lãnh đạo duy trì tính cạnh tranh trong thời đại kỹ thuật số. Chúng ta cũng có thể dự đoán được rằng các bộ phận khác trong doanh nghiệp, đặc biệt là tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng, cũng sẽ áp dụng công cụ này nhanh chóng. Ngành nhân sự may mắn khi có cơ hội tiên phong trong áp dụng mới công nghệ cũng như cung cấp cho nhân viên cùng một mức độ dịch vụ mà doanh nghiệp cố gắng cung cấp cho khách hàng.

Tích hợp thành công ChatGPT đòi hỏi người dùng cần phải thiết lập kế hoạch, đào tạo và cộng tác cẩn thận. Các chuyên gia nhân sự cần có cách tiếp cận chủ động để áp dụng công nghệ này và phải sẵn sàng xây dựng các kỹ năng mới, xác định lại vai trò của họ và cộng tác với bộ phận IT để triển khai hiệu quả công cụ mạnh mẽ này.

Có thể bạn quan tâm:

Tham khảo

How will ChatGPT impact HR? https://hrsea.economictimes.indiatimes.com/news/industry/how-will-chatgpt-impact-hr/98150198.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

Trước khi bạn chuyển sang đọc bài khác…

Đừng quên dành thời gian tìm hiểu các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD bạn nhé!

Với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi hiểu rõ những nhu cầu và băn khoăn của lãnh đạo doanh nghiệp – trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Nhằm đáp ứng những trăn trở đó, ITD đã và đang không ngừng thiết kế các chương trình đào tạo quản lý mới – được xây dựng và phụ trách bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.