Quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự tốt là điều kiện cần thiết để tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những thông tin cơ bản về quản trị nhân sự, công việc cụ thể và các yêu cầu quan trọng đối với chiến lược nhân lực của doanh nghiệp.

Nội dung

Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nguồn nhân lực (HR Management – HRM) là thuật ngữ chỉ công tác quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến con người trong tổ chức. Các vấn đề này bao gồm nhưng không giới hạn ở lương thưởng, phỏng vấn – tuyển dụng, quản lý hiệu suất, phát triển tổ chức (OD), phúc lợi xã hội, tạo động lực lao động, xây dựng văn hóa công ty, trách nhiệm xã hội (CSR), quản lý chính sách, đào tạo, v.v…

Mục đích của quản lý nhân sự là để đạt được hiệu suất tốt hơn. Lấy ví dụ, khi tuyển một nhân viên mới, bạn đang tìm kiếm những người phù hợp với văn hóa công ty – những ứng viên như vậy sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, trung thành hơn, năng suất cao hơn và làm cho khách hàng hài lòng hơn. Một chiến lược nhân lực tốt sẽ cải thiện khả năng đóng góp của nhân viên, giúp đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Quy trình quản lý nhân sự

Sơ đồ quy trình quản lý nhân sự

(Nguồn: whatishumanresource.com)

Tầm quan trọng của quản lý nhân sự

Đằng sau mỗi sản phẩm/ dịch vụ đưa ra thị trường là tổng hợp của khối óc con người, công sức và thời gian họ bỏ ra. Không có sản phẩm hoặc dịch vụ nào có thể được ra đời mà không có sự đóng góp của con người. Nhân viên của bạn chính là nguồn lực cơ bản để mang lại thành công cho doanh nghiệp. Mong muốn của mọi doanh nghiệp là sở hữu một đội ngũ nhân viên có năng lực để đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để đạt được mục tiêu này, yêu cầu tiên quyết là bạn phải có một chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực toàn diện.

Công tác quản lý nhân sự hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Giảm bớt rủi ro tuyển dụng sai người.
  • Cải thiện tỷ lệ nghỉ việc.
  • Gia tăng năng suất nhân viên.
  • Tránh nguy cơ lãng phí thời gian phỏng vấn.
  • Xây dựng văn hóa công ty bình đẳng, không phân biệt đối xử.
  • Đảm bảo an toàn và phúc lợi cho nhân viên.
  • Có chiến lược đào tạo phát triển nhân viên.
  • v.v…

Quản lý nhân sự đóng góp cho doanh nghiệp như thế nào?

Giám đốc nhân sự và các nhân viên HRM chịu trách nhiệm đảm bảo rằng doanh nghiệp thống nhất theo một sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị chung. Những yếu tố này sẽ góp phần truyền cảm hứng và động lực làm việc cho nhân viên, khiến họ cảm thấy gắn bó và sẵn sàng cống hiến hơn. Họ là người cố vấn thường xuyên và là thành viên của các cộng đồng nhân viên cho mục đích từ thiện, gắn kết nội bộ và hỗ trợ người thân của nhân viên.

Trong những năm qua, ngành quản lý nhân sự đã trải qua những bước phát triển vượt bậc. Ngày nay, trách nhiệm của bộ phận nhân sự không chỉ dừng lại ở các công việc hành chính, mà còn bao gồm cả việc đóng góp vào định hướng chiến lược của công ty – cũng như sử dụng số liệu để đo lường nỗ lực và chứng minh giá trị của mình.

Chuyên viên HRM còn có trách nhiệm giữ an toàn cho công ty khỏi các vụ kiện tụng và hỗn loạn tại nơi làm việc. Họ phải thực hiện các hành động cần thiết để phục vụ tất cả các bên liên quan: khách hàng, giám đốc điều hành, chủ sở hữu, người quản lý, nhân viên và cổ đông.

Quản lý nhân sự không chỉ thuộc về trách nhiệm phòng Nhân sự – ngay cả các quản lý bộ phận (Line Manager) cũng trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý nhân tài và năng suất của nhân viên dưới quyền, tuyển dụng và phát triển đội nhóm.

Các hoạt động trong chiến lược quản lý nhân sự

1. Tuyển dụng và lựa chọn

Tìm kiếm và lựa chọn những ứng viên tốt nhất đến làm việc cho công ty là trách nhiệm quan trọng của nhân sự. Khi doanh nghiệp cần đến một vị trí mới hoặc thay thế một nhân viên cũ nghỉ việc, người quản lý trực tiếp sẽ gửi bản mô tả công việc cho nhân sự bắt đầu quy trình tuyển dụng. Trong quá trình này, HR có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tìm ra ứng viên tốt nhất. Các ứng viên được lựa chọn sẽ tham gia phỏng vấn và được đánh giá chuyên sâu hơn.

2. Quản lý hiệu suất

Quản lý hiệu suất là trách nhiệm cơ bản thứ hai của quản lý nhân sự, giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn. Thông thường, việc quản lý hiệu suất sẽ được thực hiện theo chu kỳ hàng năm – bắt đầu từ việc lập kế hoạch, giám sát, đánh giá và khen thưởng nhân viên. Kết quả của quá trình này cho phép phân loại nhân viên dựa trên mức độ hoàn thành công việc và tiềm năng phát triển của họ.

3. Đào tạo

Khi nhân viên của bạn gặp khó khăn trong công việc, công tác đào tạo (L&D) có thể giúp cải thiện hiệu suất của họ. Hoạt động này thường được tổ chức bởi bộ phận Nhân sự – nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu dài hạn. Những nhà lãnh đạo tương lai và nhân viên tiềm năng thường sẽ được tạo cơ hội học tập và phát triển nhiều hơn.

4. Lập kế hoạch kế nhiệm

Kế hoạch kế nhiệm (succession planning) cần được chuẩn bị để dự phòng trường hợp nhân viên quan trọng rời bỏ công ty. Ví dụ, nếu một quản lý cấp cao nghỉ việc, việc chuẩn bị sẵn người thay thế sẽ đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh và tiết kiệm đáng kể chi phí cho công ty.

Việc đánh giá hiệu suất và đào tạo là cơ sở để tạo ra một nguồn nhân tài cho công ty. Đây là nhóm các ứng viên đủ tiêu chuẩn và sẵn sàng để thay thế các vị trí cấp cao trong trường hợp cần thay thế những vị trí này. Việc xây dựng và nuôi dưỡng đội ngũ này là chìa khóa thành công cho hoạt động quản lý nhân sự.

5. Lương thưởng và phúc lợi

Một trong những công việc cơ bản khác của quản lý nhân sự là lương thưởng và phúc lợi (Compensation & Benefits – C&B). Chế độ đãi ngộ công bằng là chìa khóa tạo động lực làm việc và duy trì lòng trung thành của nhân viên. Để đảm bảo một chính sách C&B hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề tiền lương hàng tháng, thưởng hiệu suất, ngày nghỉ, thời gian làm việc linh hoạt, lương hưu, các khoản phụ cấp thêm (xăng xe, máy tính xách tay), v.v…

6. Hệ thống thông tin nguồn nhân lực

Hệ thống Thông tin Nguồn nhân lực (Human Resource Information System – HRIS) hỗ trợ tất cả các nền tảng mà chúng ta đã thảo luận ở trên. Ví dụ, Hệ thống Theo dõi Ứng viên (ATS) thường được sử dụng để theo dõi các ứng viên và nhân viên mới, phục vụ cho công tác phỏng vấn – tuyển dụng. Ngoài ra, HRSIS còn góp phần quản lý hiệu suất, theo dõi ngân sách L&D, quản lý lương thưởng, v.v…

7. Tổng hợp và phân tích dữ liệu nhân sự

Việc phát triển và theo dõi Hệ thống Thông tin Nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định khách quan hơn. Một cách dễ dàng để theo dõi các dữ liệu quan trọng là thông qua các chỉ số và KPI nhân sự. Những thông tin này có thể giúp phân tích tình trạng hiện tại và quá khứ của doanh nghiệp, cũng như đưa ra các dự đoán về tương lai về nhu cầu lực lượng lao động, ý định thay đổi nhân viên, tác động của trải nghiệm ứng viên (tuyển dụng) đối với sự hài lòng của khách hàng và nhiều yếu tố khác.

Quản lý nhân sự

Đọc thêm: 5 phương pháp quản lý nhân sự hậu Covid-19

Điều kiện để thành công trong ngành quản lý nhân sự

Các kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu ở các ứng viên HRM bao gồm kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, ra quyết định, giao tiếp cá nhân và tổ chức, v.v… Là người trực tiếp chịu trách nhiệm về nguồn nhân lực của công ty, yêu cầu tiên quyết là bạn phải có khả năng đánh giá con người tốt, biết suy xét cẩn thận khi lựa chọn ứng viên và  phân tích hiệu quả làm việc của nhân viên. Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe, điều phối nhân lực, hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp cũng rất cần thiết để quản lý nhân sự hiệu quả.

Tham khảo

7 Human Resource Management Basics Every HR Professional Should Know. https://www.digitalhrtech.com/human-resource-basics/. Truy cập ngày 07/12/2020.

What Is Human Resource Management? https://www.thebalancecareers.com/what-is-human-resource-management-1918143. Truy cập ngày 07/12/2020.

Managing Human Resources. https://hbr.org/1981/09/managing-human-resources. Truy cập ngày 07/12/2020.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

[FREE EBOOK] Talent Management & Development

Trích từ bộ sách kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp “The Encyclopedia of Human Resource Management” – đồng biên soạn bởi chuyên gia William J. Rothwell

[FREE EBOOK] Talent Management & Development

Trích từ bộ sách kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp “The Encyclopedia of Human Resource Management” – đồng biên soạn bởi chuyên gia William J. Rothwell

Học quản lý nhân sự ở đâu?

Khóa học Certified Human Resource Business Partner (CHRBP)

Hoàn thiện năng lực Nhân sự đối tác chiến lược.

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và và đồng nghiệp.

Phát huy tối đa chức năng bộ phận nhân sự.

Chứng chỉ Quản lý Tài năng, Năng lực và Kế nhiệm (Certificate in Talent, Competency and Succession Management)

Khóa học Certificate in Talent, Competency & Succession Management

Thiết lập mô hình chiến lược trong quản lý nhân tài.

Cải thiện chất lượng hoạt động quản lý hiệu suất – đánh giá năng lực.

Xây dựng kế hoạch kế nhiệm khoa học, hợp lý.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cùng các chương trình đào tạo và hội thảo lãnh đạo sắp tới.