Lãnh đạo kiên tâm

Đại dịch Covid-19 là lời nhắc nhở sống động về tình trạng biến động của thế giới hiện nay. Trong những thời điểm khó khăn thử thách, năng lực lãnh đạo kiên tâm (resilient leadership) là chìa khóa giúp lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua áp lực, duy trì hoạt động và phát triển sau khủng hoảng.

Nội dung

Lãnh đạo kiên tâm là gì?

Thuật ngữ kiên tâm (resilience) chỉ khả năng đối mặt với nghịch cảnh, thất bại và sau đó phục hồi để tiếp tục cuộc sống mới. Các nhà lãnh đạo kiên tâm được đặc trưng ở khả năng luôn duy trì mức năng lượng dưới áp lực và thích ứng nhanh chóng với những biến đổi đột ngột. Họ cũng có thể vượt qua những khó khăn lớn mà không gây rối loạn hoặc làm hại người khác.

Lãnh đạo kiên tâm (resilient leadership) là một đặc điểm quan trọng của lãnh đạo hiệu suất cao. Một nhà lãnh đạo kiên tâm xem thất bại chỉ là bước lùi nhỏ – họ kiên trì trong hành động và tư tưởng nhằm đạt được mục đích phục hồi nhanh chóng. TS. Lisa Sinclair đánh giá sự kiên tâm trong số những phẩm chất lãnh đạo quan trọng nhất của thời đại.

Lãnh đạo kiên tâm

Tầm quan trọng của lãnh đạo kiên tâm

Thế giới đang trải qua những biến đổi với tốc độ cực nhanh – đòi hỏi nơi cấp quản lý sự cứng rắn và linh hoạt để có thể thích ứng với thời cuộc. Trong thời điểm khó khăn, phong cách lãnh đạo lạc quan, luôn tìm kiếm cơ hội mới của bạn sẽ là yếu tố chính duy trì sức mạnh tinh thần và sự gắn kết nhân viên – giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển.

Năng lực lãnh đạo kiên tâm càng đặc biệt quan trọng hơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Bằng cách thay đổi cách suy nghĩ, bạn có thể điều chỉnh quan điểm, thói quen và phản ứng với thực tế. Điều này không chỉ giúp mở rộng tư duy của chính bạn – mà còn truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn biết cách thích ứng với thời cuộc tốt hơn.

Lãnh đạo kiên tâm

Đọc thêm: 5 phương pháp quản lý nhân sự hậu Covid-19

8 bước cơ bản để trở thành nhà lãnh đạo kiên tâm

8 bước để cải thiện năng lực lãnh đạo kiên tâm

Sau đây là 8 phương pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo kiên tâm của bạn:

1. Chấp nhận thay đổi (Accept changes)

Chìa khóa để trở nên kiên cường hơn là học cách làm quen với thay đổi. Thay đổi là điều diễn ra liên tục và không thể tránh khỏi trong công việc và cuộc sống – bạn chỉ có thể thực sự thành công khi chấp nhận, thay vì chống lại nó.

2. Liên tục học hỏi (Learn continuously)

“Học, học nữa, học mãi”. Ở vị trí quản lý, bạn vẫn cần liên tục cập nhật các kỹ năng, tri thức mới và áp dụng vào thực tế – đặc biệt trong những thời điểm khó khăn và biến động. Đừng khư khư giữ lấy những hành vi và kỹ năng cũ, đặc biệt là khi những hành vi đó rõ ràng không còn mang lại hiệu quả nữa.

3. Chịu trách nhiệm (Take charge)

Trong thời khắc biến động, vai trò của lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Mọi người sẽ nhìn tới bạn như “đầu tàu” dẫn dắt tổ chức vượt qua sóng gió. Nói cách khác, bạn phải đóng vai trò chính trong mọi sự. Dù là công việc cá nhân hay của công ty, hãy luôn là người phụ trách chính. Đừng mong đợi người khác chỉ dẫn hay gánh hộ trách nhiệm của mình.

4. Xác định mục tiêu (Define purpose)

Ý thức rõ ràng về một “lý tưởng cá nhân” sẽ mang lại ý nghĩa trong công việc, giúp bạn mở rộng tư duy và đánh giá những thất bại của mình ở một góc độ rộng và khách quan hơn.

5. Duy trì sự cân bằng (Create balance)

Công việc không phải là toàn bộ cuộc sống của bạn. Những mối quan hệ, sở thích cá nhân, v.v… nếu không được chú ý săn sóc sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng công việc – cuộc sống. Đừng để thành công trong sự nghiệp trở thành thước đo duy nhất dành cho bạn.

6. Nuôi dưỡng các mối quan hệ (Cultivate relationships)

Các mối quan hệ cá nhân là nền tảng vững chắc để hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu, đối mặt với khó khăn và hình thành quan điểm trong cuộc sống. Ở vai trò lãnh đạo, việc xây dựng và nuôi dưỡng một mạng lưới các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp rộng lớn càng quan trọng hơn bao giờ hết.

7. Suy niệm (Reflect)

Dù sự nghiệp của bạn đang thành công hay gặp khó khăn, hãy luôn dành thời gian để suy ngẫm. Việc suy niệm sẽ thúc đẩy tinh thần học hỏi, giúp bạn nghiên cứu các quan điểm mới và mức độ nhận thức về bản thân – từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo kiên tâm.

8. Hoàn thiện kỹ năng (Reframe skills)

Hãy luôn đặt câu hỏi (và thậm chí thay đổi) định nghĩa về bản thân hoặc nghề nghiệp của mình. Định hình lại cách bạn đánh giá kỹ năng, tài năng và sở thích cá nhân. Việc rèn luyện kỹ năng theo một hướng mới sẽ giúp bạn dễ dàng chuyển dần sang mô hình làm việc và hành vi mới.

Chăm sóc bản thân – Chìa khóa của lãnh đạo kiên tâm

Khả năng đối phó với căng thẳng, bệnh tật và thay đổi của bạn sẽ được cải thiện đáng kể khi bạn dành thời gian cho bản thân và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Chăm sóc bản thân

Sau đây là một số lời khuyên dành cho bạn để trở nên một nhà lãnh đạo kiên tâm hơn:

  • Ngủ đủ giấc. Bạn có thể làm gì để tiết kiệm năng lượng? Ngủ từ 7,5-8,5 tiếng mỗi đêm. Đặt lịch ngủ đều đặn, ngay cả vào cuối tuần. Tắt điện thoại và để các thiết bị di động xa khỏi giường. Tạo một môi trường thư giãn tối, mát mẻ và yên tĩnh.
  • Ưu tiên tập thể dục. Bạn có thể làm gì để tăng cường năng lượng thể chất? Thường xuyên tập thể dục là một thói quen chung của những nhà lãnh đạo thành công. Trong khi làm việc ở công ty, hãy đứng dậy và di chuyển sau mỗi khoảng thời gian từ 90-120 phút. Ưu tiên đi thang bộ thay vì sử dụng thang máy.
  • Chơi trò chơi trí óc. Bạn có thể làm gì để vượt qua sự mệt mỏi và kiệt quệ về tinh thần? Tìm hiểu bất cứ điều gì mới. Giải quyết một câu đố khó. Thiền định cũng là một cách tốt để rèn luyện và chăm sóc sức khỏe tinh thần.
  • Kiểm soát cảm xúc cá nhân. Bạn có thể làm gì để kiểm soát cảm xúc tốt hơn? Hãy xác định những tác nhân khiến bạn mất khả năng tự chủ xảm xúc. Phản ứng chậm lại, hoặc nhờ người thân giúp bạn kiểm soát phản ứng của bản thân. Nuôi dưỡng lòng tốt bằng cách làm điều gì đó tử tế cho người khác.
  • Tăng cường kết nối xã hội. Bạn có thể làm gì để xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa và hiệu quả hơn? Hỏi ý kiến đồng nghiệp, đưa ra phản hồi tích cực hoặc chia sẻ điều gì đó mà bạn đã học được gần đây về bản thân.

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là “liều thuốc” tinh thần giúp bạn đọc vượt qua những thời điểm khó khăn trong công việc và cuộc sống. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn được học hỏi trực tiếp từ các chuyên gia của chúng tôi, vui lòng xem ngay các chương trình đào tạo lãnh đạo của ITD, hoặc liên hệ tư vấn MIỄN PHÍ qua hotline/email của chúng tôi.

Tham khảo

Resilient leadership: Navigating the pressures of modern working life. https://www.imd.org/research-knowledge/articles/resilient-leadership-navigating-the-pressures-of-modern-working-life/. Truy cập ngày 10/11/2020.

Resilient leadership responding to COVID-19 | Deloitte Insights. https://www2.deloitte.com/us/en/insights/economy/covid-19/heart-of-resilient-leadership-responding-to-covid-19.html. Truy cập ngày 10/11/2020.

Resilient Leadership: Cultivating Greatness at Work – Insperity. https://www.insperity.com/blog/resilient-leadership/. Truy cập ngày 10/11/2020.

8 Steps to Becoming More Resilient | Center for Creative Leadership. https://www.ccl.org/blog/8-steps-help-become-resilient/. Truy cập ngày 10/11/2020.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.