Đối thoại huấn luyện - Bí quyết cho buổi coaching hiệu quả

Khả năng bắt đầu – và điều khiển – một cuộc đối thoại huấn luyện (coaching) là kỹ năng đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo chuyển đổi. Huấn luyện tạo điều kiện phát triển tinh thần tự ý thức của coachee, biến những trải nghiệm trong công việc và cuộc sống thành cơ hội học hỏi, phát huy thế mạnh và khám phá tiềm năng mới. Thông qua coaching, nhân viên của bạn sẽ hình thành tinh thần chịu trách nhiệm đối với hành động và sự phát triển của bản thân.

Nội dung

Việc xây dựng và phát triển văn hóa coaching trong doanh nghiệp mang lại những lợi ích sau đây:

  • Nhân viên trở nên trung thành và gắn kết hơn.
  • Tăng cường sự hài lòng trong công việc
  • Nuôi dưỡng tinh thần hợp tác, làm việc theo đội nhóm.
  • Cải thiện hiệu suất và mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau, cấp trên với cấp dưới.
  • Xây dựng một nền văn hóa cởi mở, lành mạnh  trong nội bộ doanh nghiệp.

Huấn luyện không chỉ là công việc dành riêng cho các chuyên gia coaching. Trên thực tế, gần như bất kỳ ai cũng có thể thực hiện một cuộc đối thoại huấn luyện để giúp người khác xác định vấn đề và tự tìm ra giải pháp cho mình. Kỹ năng huấn luyện – phát triển con người là một phần không thể thiếu của lãnh đạo.

Đọc thêm: Lợi ích của Coaching mà doanh nghiệp không thể bỏ qua

Xác định thời điểm thích hợp cho đối thoại huấn luyện

Đầu tiên, bạn cần phải xác định thời điểm thích hợp để thực hiện một cuộc đối thoại huấn luyện. Không phải tất cả các cuộc trò chuyện đều hữu ích cho công tác coaching. Hãy xác định rằng thời điểm bạn chọn có phù hợp hay không, và bản thân bạn có sẵn sàng thử và huấn luyện nhân viên của mình chưa.

Khi đồng nghiệp của bạn đặt những câu hỏi sau, đây chính là tín hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng đối thoại huấn luyện.

  • Bạn có thể giúp tôi suy nghĩ thấu đáo không?
  • Tôi muốn trao đổi với bạn về một số ý tưởng.
  • Bạn có thể cho tôi cho tôi xin ý kiến về vấn đề này không?
  • Tôi cần bạn hỗ trợ.

Những cuộc trò chuyện này sẽ là cơ hội không thể tuyệt vời hơn để bạn thực hành kỹ năng coaching.

3 bước không thể thiếu của một cuộc đối thoại huấn luyện

Sau đây là 3 lưu ý bạn cần ghi nhớ để đảm bảo hiệu quả của cuộc trò chuyện coaching:

Bí quyết đối thoại huấn luyện (coaching)

1. Chú ý lắng nghe

Đừng nên vội cho rằng cuộc đối thoại huấn luyện nên về nội dung gì hoặc diễn ra theo hướng như thế nào. Thực sự lắng nghe, tạo không gian cho đôi bên suy nghĩ, phản ánh và thể hiện bản thân. Để làm được điều này đòi hỏi nơi bạn kỹ năng lắng nghe tích cực – nghe để hiểu và cảm thông.

Trong một cuộc đối thoại huấn luyện, có rất nhiều tầng thông tin cần chú ý – đó là lý do vì sao ta cần phải lắng nghe để hiểu. Thông thường, hầu hết chúng ta chỉ chú ý chủ yếu đến những thông tin được thể hiện trong lời nói của đối phương. Để thực sự cải thiện hiệu quả của cuộc nói chuyện, điều quan trọng là bản phải “lắng nghe” những thông tin ẩn đằng sau chủ đề đang bàn luận – cũng như cảm xúc và cách các bên liên quan suy nghĩ về vấn đề đó.

Việc không chú ý lắng nghe là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất đồng ý kiến, dè dặt khi chia sẻ thông tin và những rào cản khác ngăn chặn các sáng kiến mới lạ. Chỉ khi mọi người thực sự lắng nghe để hiểu nhau, cuộc đối thoại huấn luyện mới có thể cho ra đời các giải pháp thiết thực hơn đối với những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải.

2. Phản hồi chu đáo

Huấn luyện (coaching) không phải là cách để giải quyết vấn đề trong một sớm một chiều. Khác với các kỹ thuật như training, mục đích chính của việc huấn luyện là khám phá ra giải pháp thông qua thái độ cởi mở và sẵn sàng tìm hiểu lẫn nhau. Bạn hãy bắt đầu cuộc đối thoại huấn luyện bằng cách đặt những câu hỏi giúp thu thập nhiều thông tin hơn hoặc gợi mở tư duy của người đối diện như:

  • Bạn nghĩ mình có thể giải quyết vấn đề theo cách nào khác không?
  • Còn vấn đề gì khác đang xảy ra với bạn không?
  • Bạn đã nói chuyện với ai khác về điều này chưa?
  • Có ai ngoài bạn bị ảnh hưởng trong tình huống này?

Ngoài tác dụng giúp đôi bên hiểu biết lẫn nhau, việc đặt câu hỏi như vậy còn là cơ hội để bạn khám phá những thông tin “ẩn”, chi tiết hơn về vấn đề của coachee.

Những câu hỏi gợi ý không ép buộc như “Bạn mong đợi nhóm của mình sẽ cảm thấy như thế nào khi bạn công bố sáng kiến mới này?” sẽ giúp coachee có thời gian suy ngẫm và phát triển hiểu biết sâu sắc hơn so với việc hỏi “Khi nào bạn sẽ công bố sáng kiến mới?”. Mặc dù câu hỏi thứ hai có thể giúp coachee đạt mục tiêu nhanh hơn, nhưng nó không thực sự giúp họ suy ngẫm về những hướng đi mới – mà chỉ lập lại cùng một cách làm cũ của họ.

Trong buổi đối thoại huấn luyện, hãy đảm bảo một bầu không khí thoải mái, duy trì giao tiếp bằng mắt, dành thời gian để coachee suy nghĩ và trả lời câu hỏi của bạn. Điều quan trọng là bạn phải khuyến khích họ thể hiện bản thân một cách tự nguyện chia sẻ mà không cần bạn phải cho phép.

Đọc thêm: 14 phương pháp coaching cấp quản lý cần biết

Đối thoại huấn luyện (coaching)

3. Hạn chế áp đặt

Xu hướng tự nhiên của chúng ta là muốn tự mình giải quyết vấn đề hoặc đưa ra lời khuyên cho người khác. Tuy nhiên, mục đích của các cuộc đối thoại huấn luyện là sự phát triển cá nhân của coachee – chứ không phải cơ hội để bạn thể hiện ý kiến hoặc chuyên môn của mình.

Nghệ thuật giao tiếp thực sự là khi bạn đạt được sự cân bằng giữa thử thách và hỗ trợ. Hãy đảm bảo với coachee rằng họ đang được lắng nghe, đồng thời cảm xúc cũng như giá trị của họ được thấu hiểu. Điều này sẽ góp phần cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng lòng tin, khuyến khích sự trung thực và nuôi dưỡng tư duy cầu tiến.

Đọc thêm: 7 nguyên tắc coaching – Biến không thể thành có thể

Đối thoại huấn luyện – Bí quyết nói những điều “khó nói”

Đôi lúc trong mối quan hệ coaching, huấn luyện viên sẽ nhận thấy cần phải nói lên điều gì đó mà coachee có thể không muốn nghe. Việc bạn có nên nói ra ngay lập tức – theo cách như thế nào – sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ của bạn với coachee. Nếu bạn nhận thấy coachee quan tâm đến nhu cầu và mục tiêu của họ, điều này có thể mở ra cơ hội để trò chuyện theo một cách khác.

Cũng như đối với bất kỳ phản hồi nào, điều quan trọng là bạn phải chọn đúng thời điểm và ngôn từ phù hợp.

Kết luận

Một cuộc đối thoại huấn luyện sẽ chỉ thực sự hiệu quả khi bạn biết lắng nghe cẩn thận, phản hồi chu đáo và không áp đặt giải pháp của riêng mình. Dù đó là một cuộc trò chuyện được lên kế hoạch từ trước hay diễn ra hoàn toàn ngẫu hứng, việc tuân thủ các nguyên tắc trên sẽ mở ra cơ hội cho đôi bên đổi mới tư duy, hành vi và học hỏi những điều mới. Cùng với thời gian, những cuộc đối thoại này sẽ là nền tảng để hình thành nên nền văn hóa coaching trong toàn bộ doanh nghiệp.

Tham khảo

How to Have a Coaching Conversation. https://www.ccl.org/articles/leading-effectively-articles/how-to-have-a-coaching-conversation/. Truy cập ngày 09/11/2020.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching

Tổng hợp 7 nguyên tắc coaching cơ bản - nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đạt đến thành công đột phá.

[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching

Tổng hợp 7 nguyên tắc coaching cơ bản - nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đạt đến thành công đột phá.

Bạn mong muốn trở thành chuyên gia coaching?

Tìm hiểu ngay chương trình đào tạo coaching – được ICF chính thức công nhận - của ITD. Phát triển nền tảng kiến thức coaching vững chắc và phong cách huấn luyện độc đáo.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.