Trang chủ » Chuyên đề » Coaching & Mentoring » 14 phương pháp coaching cấp quản lý không thể bỏ qua
“Nhân lực là tài sản quý giá nhất của công ty”. Bí quyết thành công chung của cấp lãnh đạo – quản lý là biết cách tận dụng tối đa tiềm năng nhân viên. Ngoài việc quản lý dự án và giao nhiệm vụ, một nhà quản lý thực thụ hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng của nhân viên thông qua coaching và training. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc 14 phương pháp coaching hữu hiệu – giúp nuôi dưỡng tài năng nhân viên và nâng tầm năng lực lãnh đạo của bạn.
Nội dung
Coaching là gì?
Theo International Coaching Community (ICC), coaching (huấn luyện) là quá trình hỗ trợ một cá nhân định hướng, thay đổi bản thân nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Thông qua các kỹ thuật như đặt câu hỏi, lắng nghe tích cực, phản hồi và đánh giá, huấn luyện viên (coach) cung câp sự trợ giúp cần thiết để người được huấn luyện (coachee) phát huy tinh thần tự chủ, lên kế hoạch hành động để hiện thực hóa ước mơ của mình.
Trước kia, coaching vốn được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực thể thao. Trong vài năm gần đây, hoạt động này đã và đang trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Cùng với training và mentoring, kỹ năng coaching đang được ngày càng nhiều doanh nghiệp xem là yêu cầu tiên quyết đối với các vị trí lãnh đạo và quản lý cấp cao.
14 phương pháp coaching nhân viên không thể bỏ qua
Bí quyết coaching hiệu quả không chỉ dừng lại ở khả năng đặt câu hỏi. Các huấn luyện viên giỏi là những chuyên gia hướng dẫn coachee trong quá trình thay đổi bản thân. Họ nâng cao và tạo điều kiện để coachee phát huy hết tiềm năng của mình, vượt qua mọi trở ngại và đạt tới thành công bền vững.
Dưới đây là tổng hợp danh sách 14 phương pháp coaching hiệu quả mà cấp lãnh đạo – quản lý có thể áp dụng để nâng cao kỹ năng cá nhân và cải thiện hiệu suất của nhân viên:
- Dành ít nhất 5 phút chuẩn bị trước buổi coaching.
- Sử dụng kỹ thuật thiết lập mục tiêu THÔNG MINH (SMART).
- Yêu cầu coachee viết ra và chia sẻ thành quả sau mỗi buổi huấn luyện.
- Đặt câu hỏi mở.
- Viết.
- Thể hiện sự quan tâm.
- Phản hồi.
- Nhật ký tiến độ coaching.
- Giao bài tập đều đặn.
- Vận dụng mô hình GROW.
- Chia sẻ danh sách những việc cần làm.
- Mô tả một ngày thành công.
- Ghi chú sau mỗi buổi huấn luyện.
- Tận dụng các phần mềm huấn luyện.
1. Dành ít nhất 5 phút chuẩn bị trước buổi coaching
Trước mỗi buổi huấn luyện, hãy giao cho coachee hoàn thành một bảng câu hỏi ngắn. Điều này giúp cả bạn và coachee nhận ra sự tiến bộ và thành công của họ kể từ lần huấn luyện trước. Thông qua bảng câu hỏi này, bạn sẽ có thể tìm hiểu xem liệu người được bạn huấn luyện có đang gặp phải khó khăn gì không. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu xem điều gì khiến coachee khó chịu nhất vào lúc này, và họ mong muốn tập trung vào nội dung gì trong lần huấn luyện sắp tới.
Việc dành thời gian chuẩn bị giúp coachee chuẩn bị tinh thần cho lần gặp mặt sắp tới. Dựa trên phản hồi nhận được, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh nội dung buổi huấn luyện theo nhu cầu của khách hàng.
2. Sử dụng kỹ thuật thiết lập mục tiêu THÔNG MINH (SMART)
Thiết lập mục tiêu SMART là viết tắt của Cụ thể (Specific), Có thể đo lường (Measurable), Có thể đạt được (Attainable), Liên quan (Relevant) và Xác định thời gian (Time-Based). Đây là kỹ thuật giúp bạn xây dựng hệ thống mục tiêu theo cấu trúc rõ ràng. Mỗi mục tiêu đều được thể hiện thành kế hoạch hành động rõ ràng và có thể kiểm chứng – thay vì chỉ là các giải pháp chung chung, mơ hồ.
Lấy ví dụ, mục tiêu “Tôi muốn phát triển doanh nghiệp của mình” sẽ được coachee mô tả thành các bước chi tiết hơn và mang tính định hướng hành động như:
- Tôi sẽ có thêm 5 khách hàng mới cho doanh nghiệp trong tháng này.
- Phương pháp: Người quen giới thiệu, viết 2 bài blog chuyên sâu, kết hợp với kết nối (networking) trên mạng xã hội.
- Kỳ vọng: Điều này sẽ cho phép tôi tăng trưởng doanh thu và phát triển hoạt động huấn luyện hiệu quả.
3. Yêu cầu coachee viết ra và chia sẻ thành quả sau mỗi buổi huấn luyện
Khuyến khích coachee thường xuyên chia sẻ thành quả sẽ giúp họ hình dung rõ ràng hơn về giá trị (ROI) mà họ nhận được từ việc huấn luyện. Bạn có thể khởi đầu bằng một câu hỏi đơn giản như: “Điều giá trị nhất bạn học được từ buổi đối thoại hôm nay là gì?”.
Phương pháp coaching này giúp bạn tìm ra điều coachee tâm đắc nhất từ những chia sẻ của bạn. Nếu có thể, bạn hãy ghi chú lại tất cả những góp ý của coachee để có thể nghiên cứu lại trong suốt quá trình coaching sau này.
4. Đặt câu hỏi mở
Các câu hỏi mở cho phép coachee cung cấp thêm thông tin – bao gồm cảm xúc, thái độ và hiểu biết của họ về chủ đề được đề cập. Dựa trên thông tin thu được, huấn luyện viên sẽ điều chỉnh phương pháp tiếp cận phù hợp hơn với suy nghĩ và cảm xúc thực sự của coachee.
5. Viết
Viết ra kế hoạch và mục tiêu là bước đầu tiên để biến chúng thành hiện thực. Hành động này yêu cầu coachee cam kết hành động như đã đề ra – đặc biệt khi nội dung này được chia sẻ và ghi lại với người khác. Viết là phương pháp hoàn hảo giúp coachee đối thoại nội tâm, bày tỏ suy nghĩ và nhận thức sự tiến bộ của mình.
Việc thường xuyên viết giúp nâng cao khả năng quan sát và tập trung của coachee trong quá trình thay đổi chính mình. Ngoài ra, điều này cũng góp phần cải thiện tâm trạng và giảm mức độ căng thẳng. Theo Clevermemo, những người thường xuyên viết ra mục tiêu và lập báo cáo / nhật ký tiến độ hàng tuần đã đạt được mục tiêu của mình với tỷ lệ 76%. Đối với những người không viết ra, tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 36%. Viết lách là một phương pháp coaching hiệu quả, giúp coachee đạt được kết quả bền vững hơn.
6. Thể hiện sự quan tâm
Trước mỗi buổi huấn luyện, hãy dành 2 phút cho bản thân để hít thở chậm rãi. Khi cuộc họp bắt đầu, cố gắng tránh bị phân tâm và tập trung hoàn toàn vào coachee. Hãy thể hiện cho họ thấy bạn thực sự lắng nghe và quan tâm đến họ. Đây là bước rất quan trọng để xây dựng lòng tin và một mối quan hệ huấn luyện có ý nghĩa.
7. Thường xuyên phản hồi
Trong quá trình coaching, bạn hãy thường xuyên yêu cầu coachee chia sẻ về tiến độ, kinh nghiệm, thành công hoặc thách thức mà họ có thể phải đối mặt. Phản hồi liên tục giữa các buổi huấn luyện là một cách hoàn hảo để theo dõi và đánh giá hiệu quả của coaching. Bên cạnh đó, việc này cũng cho coachee thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến sự tiến bộ của họ, khiến họ không cảm thấy đơn độc trước những thử thách đang đối mặt.
Dựa trên thông tin thu thập được từ phản hồi của coachee, bạn sẽ dễ dàng phản ứng tốt hơn với tình huống của họ và điều chỉnh các bước coaching tiếp theo. Phương pháp coaching này giúp nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của coachee, để họ luôn ghi nhớ và hành động theo những gì đã nói.
8. Nhật ký tiến độ coaching
Là một trong những phương pháp coaching và mentoring tân tiến nhất, nhật ký tiến độ hỗ trợ đáng kể quá trình phát triển và tự nhận thức của coachee. Trong nhật ký này, coachee có thể viết ra mọi cảm xúc, kinh nghiệm, quan sát, thử thách, thành công, suy nghĩ và cảm nhận của họ. Thay vì đợi đến buổi huấn luyện tiếp theo, họ có thể ngay lập tức chia sẻ những suy nghĩ của mình.
Nhật ký tiến độ tạo cho coachee cảm giác rằng bạn luôn ở bên cạnh và “lắng nghe” họ mà không cần đến sự hiện diện trực tiếp của bạn. Họ có thể viết bất cứ khi nào họ muốn – vào ban đêm, buổi sáng, ban ngày, tại trạm xe buýt, trên đường đến nơi làm việc, v.v… Đây là cơ hội để coachee luôn tập trung vào bản thân mà không bị áp lực về thời gian. Sau khi viết ra, họ luôn có thể đọc lại và suy ngẫm ở giai đoạn sau của quá trình huấn luyện.
9. Giao bài tập đều đặn
Sau mỗi buổi coaching, bạn hãy cố gắng giao bài tập cho coachee. Đây là cơ hội để họ phản ánh, hành động và đạt được các mốc quan trọng trên hành trình hướng tới mục tiêu lớn hơn. Bài tập giúp coachee đánh giá xem liệu các kế hoạch từ mỗi buổi coaching có được áp dụng được hay không – và phương pháp thực hiện như thế nào. Trên cơ sở đó, coachee sẽ tập trung hoàn toàn vào các kế hoạch, ý tưởng và mục tiêu của họ.
Để phát huy hiệu quả của phương pháp coaching này, bạn hãy chủ động hướng dẫn họ cách áp dụng những nội dung học hỏi được từ buổi huấn luyện vào thực tế. Khi giao nhiệm vụ cho coachee, cần xác định rõ thời hạn hoàn thành cuối cùng (deadline) và cách tự nhắc nhở – đây sẽ là động lực để coachee hình thành tinh thần trách nhiệm với bản thân. Dù là huấn luyện kinh doanh hay cuộc sống (life coaching), bài tập luôn là một kỹ thuật hay mà mọi huấn luyện viên nên áp dụng.
10. Vận dụng mô hình GROW
Đây là một phương pháp coaching đơn giản để thiết lập mục tiêu và giải quyết vấn đề trong huấn luyện. Quá trình áp dụng mô hình GROW chia thành các giai đoạn sau:
- Mục tiêu (Goal – G): Là những gì coachee muốn đạt được. Mục tiêu nên được xác định rõ ràng nhất có thể. Để hỗ trợ quá trình xác lập mục tiêu, bạn có thể kết hợp sử dụng kỹ thuật SMART đã đề cập phía trên.
- Thực tế (Reality – R): Coachee mô tả tình trạng hiện tại của mình (kỹ năng, tư duy…) và khoảng cách giữa thực tại với mục tiêu đề ra.
- Phương pháp (Options – O): Những trở ngại ngăn coachee đạt được mục tiêu là gì? Có những phương pháp nào khả thi có thể giúp ta vượt qua những khó khăn hiện tại?
- Hành động (Will do – W): Sau khi xác định các cách vượt qua trở ngại, bước tiếp theo là chuyển đổi chúng thành các bước hành động để đưa coachee đạt tới mục tiêu đề ra.
11. Chia sẻ danh sách những việc cần làm
Coachee cần cam kết thực hiện các bước và kế hoạch hành động đề ra trong mỗi buổi coaching. Cũng giống như khi ký kết hợp đồng, việc viết ra và chia sẻ những việc cần làm là bước rất quan trọng để củng cố tinh thần trách nhiệm của coachee.
Một lợi ích khác của phương pháp coaching này là giúp đôi bên hiểu rõ những gì đang làm được và những gì chưa làm được trong quá trình coaching. Thông qua đó, huấn luyện viên sẽ nhận thấy khi nào coachee đang chậm trễ, cũng như khi họ đang gặp khó khăn và cần sự hỗ trợ của bạn. Việc chia sẻ danh sách những việc cần làm giúp nhanh chóng tập trung vào những nhiệm vụ cần ưu tiên, đạt được các mốc quan trọng nhanh hơn và theo dõi sát sao tiến độ của quá trình huấn luyện.
12. Mô tả một ngày thành công
Một phương pháp coaching rất hay khác là yêu cầu coachee mô tả cảm giác của họ trong một ngày hoàn hảo – khi họ đạt được mục tiêu đề ra. Họ cảm thấy thế nào sau khi thức dậy? Họ sẽ làm gì? Cảm giác của họ như thế nào? Kỹ thuật này khuyến khích coachee sử dụng trí tưởng tượng tích cực của mình. Không chỉ giúp họ hình dung những gì mình thực sự mong muốn, đây còn là cơ hội để rèn luyện suy nghĩ của coachee theo hướng tích cực hơn. Sau đó, bạn có thể cùng họ vạch ra các bước cần thiết để hiện thực hóa những gì đã hình dung.
Đọc thêm: Luật hấp dẫn – Bí quyết cho cuộc sống thành công và hạnh phúc lâu dài
13. Ghi chú sau mỗi buổi huấn luyện
Mỗi buổi huấn luyện đều mang đến cho bạn cơ hội cải thiện kỹ năng coaching của mình. Sau khi đối thoại với coachee, hãy dành khoảng 5 phút viết ra những suy nghĩ của mình. Bạn có thể ghi lại cách phản ứng của coachee đối với các câu hỏi của bạn. Suy nghĩ về các phương pháp coaching đã sử dụng trong và hiệu quả mang lại. Bạn có cần thay đổi điều gì trong lần gặp mặt tiếp theo không? Thêm nhận xét, kế hoạch, ghi chú và ý tưởng cho buổi coaching tiếp theo.
“Khi bạn ngừng cố gắng trở nên hoàn thiện hơn, bạn đã không còn là người hoàn thiện nữa”
Philip Rosenthal
14. Tận dụng các phần mềm huấn luyện
Phần mềm huấn luyện là nền tảng hỗ trợ hoàn hảo trong toàn bộ quá trình coaching. Những ứng dụng này hỗ trợ tự động tổ chức giao tiếp với coachee, đồng thời cho phép bạn dễ dàng triển khai tất cả các công cụ và phương pháp coaching được đề cập trên đây.
Ứng dụng Let’s Coach của ITD được tạo ra để hỗ trợ kết nối với coachee giữa các phiên huấn luyện – nhờ đó nâng cao giúp bạn tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả coaching. Bạn có thể trải nghiệm thử phần mềm Let’s Coach bằng cách đăng ký tại đây.
Giới thiệu ứng dụng Let’s Coach
Hướng dẫn sử dụng ứng dụng Let’s Coach
Lời kết
Trên đây là tổng hợp các phương pháp coaching nhân viên mà cấp quản lý có thể áp dụng để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, nuôi dưỡng mối quan hệ, làm tiền đề phát huy tối đa năng lực của cá nhân và đội nhóm. Mỗi kỹ thuật đều có những ưu – nhược điểm riêng. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể và đặc thù của coachee, bạn có thể linh hoạt thay đổi cách tiếp cạn để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Bên cạnh đó, việc lựa chọn đăng ký tham gia các khóa học coaching là một ý tưởng không tồi – dù bạn đang là quản lý cấp trung hay đã vươn lên vị trí cấp cao từ lâu.
Tham khảo
10 Coaching Techniques All Managers Need. https://www.mtdtraining.com/blog/10-coaching-techniques-all-managers-need.htm. Truy cập ngày 05/01/2021.
14 Effective Coaching Techniques And Tools Every Coach Should Know. https://clevermemo.com/blog/en/effective-coaching-techniques/. Truy cập ngày 05/01/2021.
32+ Coaching Skills and Techniques for Life Coaches & Leaders. https://positivepsychology.com/coaching-skills-techniques/. Truy cập ngày 05/01/2021.
ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.com/ itdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.
BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!
[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching
[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching
Bài viết liên quan
Nâng tầm kỹ năng Coaching và Quản trị với các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD