Coaching

Những năm gần đây, coaching (huấn luyện) đang dần trở thành một thuật ngữ thông dụng nơi làm việc. Đối với các cấp lãnh đạo và quản lý lâu năm, việc phát triển kỹ năng huấn luyện là vô cùng quan trọng nhằm mục đích nâng cao hiệu suất làm việc nhân viên, cải thiện mối quan hệ nơi công sở, tạo điều kiện tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Nội dung

Coaching là gì?

Coaching (huấn luyện) là hoạt động đào tạo nhằm mục đích cải thiện hiệu suất cá nhân cũng như đội nhóm. Trong đó, người coach đóng vai trò hỗ trợ người được coach (coachee) tự học tập và phát triển bản thân. Liên đoàn Huấn luyện quốc tế (ICF) định nghĩa đây là quá trình hợp tác giữa đôi bên nhằm kích thích tư duy và sáng tạo, truyền cảm hứng để coachee phát huy tối đa tiềm năng cá nhân và nghề nghiệp.

Một cách tổng quát, coaching là quá trình cho phép cá nhân hoặc đội nhóm suy niệm và nhận thức được họ là ai, điều gì quan trọng đối với họ, điểm mạnh của bản thân, những khó khăn đang gặp phải, các giải pháp hiện có và điều cần làm để hiện thực hóa các thay đổi họ mong muốn trong công việc hoặc cuộc sống.

Một người coach giỏi luôn tin tưởng rằng mỗi cá nhân luôn có khả năng tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề của riêng họ – miễn là họ nhận được sự trợ giúp tương ứng.

“Huấn luyện (coaching) là quá trình khai mở tiềm năng và tối đa hóa hiệu suất của coachee. Mục đích chính không phải là dạy, nhưng giúp cá nhân người coach tự học hỏi và phát triển chính mình” – John Whitmore, trong Huấn luyện gia tăng Hiệu suất (Coaching for Performance)

Coaching

Nguồn gốc của coaching

Coaching (huấn luyện) vốn là thuật ngữ được sử dụng trong thể thao. Mỗi vận động viên hàng đầu đều cần đến một huấn luyện viên. Trong nhiều năm gần đây, hoạt động này đã và đang trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực kinh doanh và cuộc sống.

Ấn phẩm đầu tiên về coaching được viết bởi Timothy Gallwey và xuất bản năm 1974 với tên gọi “The Inner Game of Tennis“. Trong đó, Gallwey đã mô tả các nguyên tắc làm việc của huấn luyện viên thể thao với các giáo viên của mình và cách những nguyên tắc này có thể được ứng dụng từ thể thao sang các lĩnh vực khác của cuộc sống.

Theo Timothy Gallwey, trở ngại lớn nhất ngăn cản người ta thành công xuất phát từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Ông cho rằng câu trả lời cho những vấn đề hiện tại trong công việc và cuộc sống đều có thể tìm thấy trong chính mỗi chúng ta. Điều quan trọng là ta phải thay đổi tư duy và cách nhìn nhận sự việc. Đó chính là lúc người coach (huấn luyện viên) phát huy vai trò của mình.

Timothy Gallwey

Những nghiên cứu của Gallwey được tiếp nối bởi đồng môn của ông là John Whitmore. Năm 1979, Whitmore phổ biến các nguyên tắc của “Trò chơi bên trong” (Inner game) ở Anh Quốc. Vào cuối những năm 1980, ông đã phát triển mô hình GROW (Mục tiêu, Thực tế, Tùy chọn, Cái gì). Năm 1992, ông xuất bản tác phẩm “Coaching for Performance” – cuốn sách này về sau đã trở thành tiêu chuẩn của ngành coaching. Vì những đóng góp của mình, John Whitmore được xem là cha đẻ của coaching hiện đại.

Từ giữa thập niên 1990, các tổ chức quốc tế đầu tiên về huấn luyện bắt đầu được thành lập như: Hiệp hội Huấn luyện viên (Association for Coaching) và Liên đoàn Huấn luyện viên Quốc tế (International Federation Coach). Các tổ chức này đã có những đóng góp quý báu trong việc xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo coaching.

John Whitmore

Tổng quan ngành coaching hiện nay

Trong những năm gần đây, coaching nằm trong nhóm những ngành phát triển nhanh nhất. Theo ICF, tổng doanh thu của ngành này năm 2016 đạt khoảng 2 tỷ USD. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người theo nghề, huấn luyện còn mang lại lợi ích lớn cho cá nhân và doanh nghiệp trong công việc.

Hiện nay, coaching đã và đang phát triển thành nhiều loại hình đa dạng như: Life coaching (Huấn luyện quản trị cuộc đời), Performance coaching (Huấn luyện tăng cường hiệu suất), Career coaching (Huấn luyện phát triển sự nghiệp), Business coaching (Huấn luyện kinh doanh), Executive coaching (Huấn luyện điều hành doanh nghiệp), v.v…

So sánh giữa Coaching và Mentoring

Tuy coaching (huấn luyện) và mentoring (khai vấn) có nhiều đặc điểm giống nhau, nhưng về cơ bản giữa hai khái niệm này có những sự khác biệt cơ bản cần được làm rõ.

  • Coaching xuất phát từ niềm tin rằng mỗi cá nhân đều có câu trả lời cho các vấn đề trong đời sống bên trong chính họ. Người coach (huấn luyện viên) không đóng vai trò là chuyên gia chỉ dạy, nhưng tập trung vào việc đặt câu hỏi để giúp cá nhân khai thác tiềm năng giải quyết vấn đề của chính mình. Trọng tâm là cá nhân người được coach (coachee) và những gì bên trong tư tưởng của họ. Người coach không nhất thiết phải là một cá nhân được chỉ định: bất kỳ ai cũng có thể coach (huấn luyện) người khác, cho dù là đồng nghiệp, cấp dưới hay cấp trên.
  • Mentoring (cố vấn) là việc người cố vấn (mentor) hướng dẫn người được cố vấn (mentee) học hỏi và phát triển. Mentor thường là người giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, được chỉ định để hỗ trợ mentee. Mối quan hệ mentoring thường tập trung vào tương lai, sự phát triển nghề nghiệp và mở rộng tầm nhìn của mentee, trong khi coaching tập trung nhiều hơn vào hiện tại và giải quyết các vấn đề trước mắt.

Đọc thêm: Phân biệt Coaching và Training – Khi nào cần huấn luyện và đào tạo?

Mục đích của coaching

Khác với hoạt động đào tạo tập trung vào truyền tải kiến thức, trọng tâm của huấn luyện là giúp coachee tự xác định mục tiêu cá nhân, điểm mạnh – yếu của bản thân và giải pháp khắc phục. Trong đó, người coach xây dựng một không gian an toàn, sáng tạo và không phán xét, cũng như đặt những câu hỏi kích thích tư duy và lắng nghe để giúp coachee khám phá, suy niệm và đưa ra quyết định.

Dưới đây là các mục đích chính của coaching:

  • Tạo điều kiện giúp người được coach định hướng phát triển cho bản thân.
  • Hỗ trợ coachee đạt được mục tiêu mong muốn.
  • Xây dựng tinh thần tự chủ, khai phá tiềm năng của coachee nhằm tăng cường hiệu suất trong công việc và cuộc sống.

Đọc thêm: Lợi ích của coaching mà doanh nghiệp không thể bỏ qua

Những điều cơ bản cần nhớ trong coaching

  • Tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau về năng lực.
  • Mỗi chúng ta đều có khả năng đạt được mục tiêu bản thân.
  • Mọi hành động được thực hiện với ý định tích cực.
  • Mọi người đều trải qua thay đổi – quá trình này là không thể tránh khỏi.
  • Mỗi cá nhân luôn tìm cách lựa chọn phương án tốt nhất trong số các cơ hội dành cho mình.

Quá trình coaching

Quá trình huấn luyện bao gồm các bước cơ bản sau đây:

  • Xác định mục tiêu: Người coach sẽ giúp coachee tìm hiểu bản thân, những mục tiêu mà họ mong muốn đạt được thông qua lắng ngheđặt câu hỏi.
  • Lập kế hoạch hành động: Dựa trên mục tiêu xác định ở bước trên, coach và coachee sẽ cùng nhau xây dựng một kế hoạch hành động tương ứng, đồng thời xác định những khó khăn cũng như nguồn lực có thể sử dụng nhằm hiện thực hóa mục tiêu này.
  • Điều chỉnh và phản hồi: Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người coach sẽ đồng hành cùng coachee, động viên và ủng hộ họ cho đến khi đạt được mục tiêu đề ra.

Coaching nội bộ so với Coaching bên ngoài

Trong coaching, có 2 loại mối quan hệ chính. Bạn có thể hợp tác với một huấn luyện viên từ bên ngoài – người không phải là một phần của tổ chức hoặc cơ cấu quản lý tuyến dưới bất kỳ hình thức nào. Hoặc, bạn có thể lựa chọn xây dựng mối quan hệ huấn luyện nội bộ với một người quản lý hoặc lãnh đạo nhóm. Dù có một số điểm tương đồng nhất định, hai hướng tiếp cận này yêu cầu huấn luyện viên phải thực hành hai cách làm việc khác nhau.

  • Đối với coaching bên ngoài, huấn luyện viên không có chuyên môn và không quan tâm đến kết quả của bất kỳ quyết định nào – trừ khi coachee hài lòng với kết quả huấn luyện. Họ cũng không có định kiến trước về coachee và không cần phải hiểu quá chi tiết về bối cảnh công việc cũng như chất lượng hiệu quả công việc của họ.
  • Trong mối quan hệ nội bộ, huấn luyện viên thường rất quan tâm đến chất lượng của việc ra quyết định, cũng như hiểu biết nhiều về vấn đề này. Họ thường hiểu rất rõ về coachee – xuất phát từ kinh nghiệm quản lý một thời gian và có ý tưởng trước về kết quả của việc huấn luyện.

Do đó, coaching nội bộ yêu cầu bạn phải giải quyết một số vấn đề mà huấn luyện viên bên ngoài không gặp phải như:

  • Vượt qua định kiến về coachee. Thay vào đó, huấn luyện viên cần cố gắng tập trung vào quá trình huấn luyện và những gì bạn học được về coachee thông qua đó.
  • Đảm bảo kiến thức chuyên môn và giúp coachee phát triển các giải pháp của riêng họ. Để làm được điều này, bạn cần cố gắng tránh đưa ra nhận xét (ví dụ: Anh/Chị đã từng nghĩ đến cách ABC chưa?), nhưng hãy tập trung đặt những câu hỏi mở.
  • Đừng nỗ lực tìm ra giải pháp ngay lập tức. Thay vào đó, hãy cho phép coachee có thời gian khám phá vấn đề theo cách riêng của họ. Một lần nữa, cần tiếp tục đặt câu hỏi về bản chất của vấn đề, hoặc đâu có thể là một giải pháp khả thi, là cách tiếp cận tốt nhất với coaching nội bộ.

Một số điều cần lưu ý trong coaching

Mọi thứ trong cuộc sống đều có mặt tích cực và tiêu cực. Mỗi phong cách coaching sẽ đi kèm những ưu – nhược điểm nhất định. Để đảm bảo hiệu quả khi huấn luyện, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Mục tiêu có thể thay đổi – dù có hoặc không có sự chấp thuận của nhóm.
  • Trong một số trường hợp, việc huấn luyện toàn diện có thể dẫn tới một số vấn đề về cảm xúc.
  • Coaching có rủi ro khiến coachee cảm thấy mất ý nghĩa đối với công việc hiện tại.

Cách tốt nhất để ngăn chặn những điều trên xảy ra là giữ một mối dây liên lạc với nhóm hoặc nhân viên của bạn. Là cấp quản lý, bạn cần lưu ý xây dựng các mối quan hệ bền chặt, có ý nghĩa với những người được bạn coach.

Hãy nỗ lực truyền cảm hứng cho họ, cũng như thông báo trước về bất kỳ thay đổi nào đối với mục tiêu đề ra. Luôn chuẩn bị thể hiện kiến thức và chuyên môn của riêng bạn, và nếu thấy rằng phương pháp coaching hiện tại không mang tới tác động phù hợp – hoặc coachee không thể hiện thái độ coachable, hãy sẵn sàng thay đổi ngay cách tiếp cận.

Tham khảo cách phát triển kỹ năng coaching nhân viên tại đây.

Để trở thành chuyên gia coach

Một quan niệm sai lầm thường gặp ở những người mong muốn theo đuổi nghề coaching là “Tôi cần phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tôi muốn coach”. Vai trò chính của người coach không phải là hướng dẫn cách đạt được thành công, nhưng là giúp coachee xây dựng tiềm năng bên trong, bộc lộ những năng lực tiềm ẩn của mình, giúp họ đạt được mục tiêu.

Để trở thành chuyên gia coach, bạn cần đảm bảo những tiêu chí sau đây:

  • Phát triển phẩm chất cá nhân: khả năng quan sát, tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, sáng tạo, vui vẻ, can đảm, ổn định về cảm xúc, tỉ mỉ.
  • Thoải mái khi nói chuyện trước công chúng.
  • Mở rộng kiến thức trong đa dạng lĩnh vực.
  • Thích giúp đỡ mọi người và tin tưởng vào năng lực của họ.

Đọc thêm: Top 10 sách về coaching bạn nhất định không thể bỏ qua

Tham khảo

1. What is Coaching? | SkillsYouNeed. https://www.skillsyouneed.com/learn/coaching.html. Truy cập ngày 28/09/2020.

2. What is Coaching? – International Coaching Community. https://internationalcoachingcommunity.com/what-is-coaching/. Truy cập ngày 28/09/2020.

3. What Is Coaching – Personal Coaching Information. https://www.personal-coaching-information.com/what-is-coaching.html. Truy cập ngày 28/09/2020.

4. What is Coaching? | Institute for Life Coach Training. https://www.lifecoachtraining.com/about/what_is_coaching. Truy cập ngày 28/09/2020.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching

Tổng hợp 7 nguyên tắc coaching cơ bản - nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đạt đến thành công đột phá.

[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching

Tổng hợp 7 nguyên tắc coaching cơ bản - nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đạt đến thành công đột phá.

Học coaching ở đâu?

Là đơn vị tiên phong về Phát triển Lãnh đạo toàn cầu, ITD World chuyên cung cấp các chương trình đào tạo coaching đạt chuẩn quốc tế – được thiết kế bởi đội ngũ hơn 100 chuyên gia hàng đầu thế giới. Dịch vụ đào tạo của chúng tôi được các tổ chức quốc tế như ICF chính thức công nhận.

Hiện tại, 5 chương trình đào tạo nổi bật nhất của chúng tôi bao gồm:

  1. Certified Coaching and Mentoring Professional (CCMP) – Chương trình đào tạo coaching uy tín số 8 thế giới, được công nhận bởi Liên đoàn Coaching Quốc tế (ICF).
  2. Certificate in Performance Coaching (CPC) – Chương trình gồm 2 mô-đun tập trung vào 7 kỹ năng huấn luyện chính và Mô hình Huấn luyện Chuyển đổi (Transformational Coaching) nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp nơi làm việc.
  3. Certified Chief Master Coach (CCMC) – Đây là chứng chỉ danh giá nhất hiện nay của ITD World, được thiết kế bởi 5 chuyên gia hàng đầu thế giới.
  4. Certificate in Disruptive Coaching (CDC) – Chương trình này tập trung phát triển kỹ năng Huấn luyện đột phá (Disruptive Coaching) nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, nâng cao hiệu suất doanh nghiệp.
  5. Executive Coaching and Mentoring – Chương trình đào tạo 1 kèm một dành riêng cho Giám đốc điều hành và Quản lý cấp cao, với hơn 100 chuyên gia, cố vấn và tư vấn viên tận tâm từ khắp các quốc gia trên thế giới.

Tầm quan trọng của coaching trong doanh nghiệp – TS. Peter Chee

Để biết thêm thông tin về các khóa đào tạo coaching, kỹ năng lãnh đạo – quản trị nhân sự của ITD, quý khách vui lòng xem thêm tại đây.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.