Trang chủ » Chuyên đề » Coaching & Mentoring » Coaching NLP là gì? 5 kỹ thuật NLP hữu ích bạn cần biết
Trọng tâm của huấn luyện (coaching) là phát huy tiềm năng con người. Mỗi huấn luyện viên (coach) sử dụng các mô hình khác nhau để hỗ trợ quá trình đào tạo coachee. Lập trình ngôn ngữ tư duy (Neuro-linguistic programming/ coaching NLP) là một phương pháp đang khá “thịnh hành” hiện nay. Dựa trên nghiên cứu ngôn ngữ của não bộ, kỹ thuật này giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả coaching – tạo điều kiện cho coachee nhận thức và phát huy những tiềm năng ẩn giấu bên trong.
Nội dung
Coaching NLP là gì?
NLP (Neuro-linguistic programming) là kỹ thuật coaching ứng dụng tâm lý học với các chiến lược và kỹ thuật hợp lý để mang lại kết quả mong muốn. Phương pháp này dựa trên Neuro (thần kinh học) và Linguistic (ngôn ngữ) của não bộ để “lập trình” (programming) lại tư duy coachee – từ đó mang lại những thay đổi cơ bản trong thái độ, hành vi và cuộc sống.
Mô hình coaching NLP
Coaching NLP góp phần mang lại sự thay đổi to lớn trong cách huấn luyện viên làm việc với bản thân và khách hàng. Về phía huấn luyện viên, nghiên cứu phương pháp này giúp bạn nắm rõ các chiến thuật chiến thắng để mang lại thành công lớn hơn trong coaching. Việc trang bị kiến thức về NLP là tiền đề để bạn lập kế hoạch kinh doanh cho bản thân cũng như cộng đồng nói chung.
Hiện nay, coaching NLP đang nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Không ít người sẵn sàng ra nước ngoài “thọ giáo” trực tiếp các chuyên gia hàng đầu để trở thành NLP Master Coach. Doanh nghiệp tìm đến với kỹ thuật này để đạt được các mục tiêu như:
- Giám đốc điều hành khai thác sức mạnh nội tại của họ để đạt được nhiều thành tích hơn và đóng góp cao hơn.
- Cấp quản lý cải thiện kỹ năng quản lý thời gian.
- Nhà lãnh đạo học hỏi thêm kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống, biết cách giao thiệp và khai mở tiềm năng nhân viên.
Đọc thêm: Mentoring là gì? Bí quyết trở thành mentor giỏi
Lợi ích của coaching NLP
Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP) được nhiều chuyên gia đánh giá là lời giải cho thành công – dành cho các doanh nghiệp muốn đạt được kết quả đột phá. Nghiên cứu phương pháp luận NLP có thể góp phần “mở mang” tư duy điều hành, giúp cấp lãnh đạo khám phá những khả năng mới, phát triển năng lực xem xét và phân tích các quan điểm khác nhau.
Một khi được trang bị kiến thức cần thiết, cấp lãnh đạo – quản lý sẽ có thể xây dựng các mối quan hệ hiệu quả hơn. Đây là tiền đề gia tăng nhận thức, sự hài lòng và hiểu biết nơi công sở. Thông qua khám phá bản thân, coaching NLP hỗ trợ người học thay đổi cách thức tư duy, phát huy tinh thần tự chủ và những năng lực tiềm ẩn để phát triển và thành công hơn.
Lợi ích của coaching NLP không chỉ dừng lại ở định hướng công việc và cải thiện hiệu suất. Theo Medical News Today, kỹ thuật này đã được áp dụng như một liệu pháp điều trị các rối loạn tâm lý – bao gồm ám ảnh, trầm cảm, rối loạn lo âu tổng quát (GAD), và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Đọc thêm: Life coaching là gì? Lợi ích của huấn luyện cuộc sống đối với cá nhân và doanh nghiệp
5 kỹ thuật coaching NLP hữu ích
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu 5 kỹ thuật coaching NLP mà bạn có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả thực hành huấn luyện của mình.
- Neo cảm xúc (Anchoring).
- Thay đổi niềm tin (Belief change).
- Phản chiếu & Tạo thiện cảm (Mirroring and Rapport).
- Tái định hình suy nghĩ (Reframing thoughts).
- Hình dung sáng tạo (Creative Visualization).
1. Neo cảm xúc (Anchoring)
Mục đích của kỹ thuật Neo cảm xúc (Anchoring) là liên kết cảm xúc coachee với một hành động thể chất nhất định (gọi là neo).
Ví dụ: Huấn luyện viên có thể yêu cầu coachee chọn một cảm xúc tích cực như hạnh phúc. Sau đó, coachee cần quyết định hành động (neo) liên kết với cảm xúc này. Hành động này có thể đơn giản là chạm vào ngón tay của mình. Khi đã quyết định, coachee sẽ bắt đầu xem lại cảm xúc đã chọn và cố gắng trải nghiệm nó một cách đầy đủ. Một khi đã thực sự cảm thấy hạnh phúc, coachee sẽ liên kết nó với hành vi chạm vào ngón tay. Huấn luyện viên có thể hợp tác với coachee để tập trung vào hạnh phúc và sử dụng cùng một mỏ neo để mang lại thay đổi trong khung tâm trí hiện tại của họ.
Kỹ thuật neo cảm xúc (Anchoring) được ứng dụng trong coaching NLP nhằm hỗ trợ quá trình thay đổi suy nghĩ và cảm xúc của coachee.
2. Thay đổi niềm tin
“Niềm tin nâng tầm năng lực cho chính bạn. Tài năng của bạn sẽ không thể đạt đến tầm cao nhất – trừ khi bạn thực sự tin tưởng.” – John C. Maxwell
Mỗi chúng ta đều có những niềm tin giới hạn bản thân mình. Sau một thời gian, những niềm tin này trở thành “định kiến”, ngăn cản ta phát huy tiềm năng bản thân. Coaching NLP là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về các định kiến này và hậu quả mang lại.
Niềm tin có thể xuất phát từ một lời nhận định mà bạn đã nghe người khác nói – hoặc tự nói với bản thân – liên tục trong thời gian dài. Ví dụ:
- “Tôi không biết nhảy múa.”
- “Tôi nấu ăn rất tệ.”
Những niềm tin như trên gây ra tác động tiêu cực đến đời sống của chúng ta. Khi tin rằng bạn không thể làm việc gì, điều đó sẽ trở thành hiện thực trong cuộc sống. Với tư cách là huấn luyện viên, ứng dụng kỹ thuật coaching NLP giúp mang lại thay đổi tích cực nơi coachee – thông qua tìm hiểu, quan sát và đặt câu hỏi về cảm giác của coachee, huấn luyện viên có thể giúp họ chuyển đổi sang trạng thái mong muốn.
Coaching NLP đưa coachee đến một không gian riêng – nơi họ có thể tự khám phá, nghiên cứu nội tâm và các giả định hiện tại, học cách thay đổi để mở rộng hệ quy chiếu của mình.
Đọc thêm: Luật hấp dẫn – Bí quyết cho cuộc sống thành công và hạnh phúc lâu dài
3. Phản chiếu và tạo thiện cảm
Trách nhiệm chính của huấn luyện viên là tạo ra một không gian – nơi coachee học cách tin tưởng vào chính bản thân họ. Phản chiếu (Mirroring) và tạo thiện cảm (Rapport) là những kỹ thuật coaching NLP quan trọng để phá vỡ “lớp băng” (ice breaking) và thiết lập mối quan hệ tốt hơn với coachee.
Huấn luyện viên NLP được đào tạo để “phản chiếu” hành vi của người khác, biết cách lắng nghe và trò chuyện một cách tự nhiên. Bằng việc phản ánh ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng nói và lời nói của coachee, huấn luyện viên sẽ đặt nền tảng thiết lập mối quan hệ và sự tin tưởng lớn hơn giữa đôi bên.
Là con người, tất cả chúng ta đều thích kết nối – và có thể kết nối tốt hơn – với những ai có suy nghĩ và hành động giống như mình. Để thực sự trở thành tấm gương “phản chiếu” coachee, huấn luyện viên phải trải qua đào tạo và thực hành rất nhiều.
Việc xây dựng mối quan hệ giúp huấn luyện viên dẫn dắt cũng như đẩy nhanh tốc độ cuộc trò chuyện. Điều này cũng làm cho coachee cảm thấy được hỗ trợ trong một môi trường thân thiện – nơi họ có cơ hội khám phá suy nghĩ và cảm xúc của mình.
4. Tái định hình (Reframing) cách suy nghĩ
Huấn luyện viên thường phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình huấn luyện coachee. Kỹ thuật tái cấu trúc NLP cung cấp nền tảng kiến thức cần thiết để thay đổi cảm xúc của coachee – hướng tới một kết quả lạc quan hơn. Huấn luyện viên có thể sử dụng kỹ thuật này để tăng hoặc giảm sự hiện diện của cảm xúc với khách hàng của mình.
Ví dụ: Coachee có thể đang cảm thấy lo lắng về hình ảnh cơ thể của họ – đại loại như: “Tôi không muốn mình quá mập”. Huấn luyện viên khám phá cách điều chỉnh lại suy nghĩ của khách hàng bằng cách hỏi về mục tiêu của họ. Từ đó, coachee nhận ra mục tiêu của mình là trở nên săn chắc hơn. Họ chuyển từ suy nghĩ tiêu cực về bản thân sang hiện thực hóa mục tiêu – với trọng tâm là một kế hoạch tập luyện chi tiết. Đây chính là hiệu quả tuyệt vời của coaching NLP – bằng cách đặt câu hỏi cho coachee, não bộ không còn suy nghĩ tiêu cực nữa. Thay vì “Tôi không muốn“, thông điệp trong đầu coachee bây giờ là “Tôi muốn tập luyện để được săn chắc”. Thông điệp này sẽ thúc đẩy coachee nhìn nhận về mình theo một cách khác – đồng thời thúc đẩy họ hành động để đạt được mục tiêu.
Vision board (Bảng tầm nhìn) là một công cụ rất hữu ích bạn có thể ứng dụng trong coaching NLP cho mục tiêu phát triển bản thân, thay đổi tư duy, đạt được mục tiêu đề ra
5. Hình dung sáng tạo (Creative Visualization)
Kỹ thuật coaching NLP bao gồm việc nghiên cứu nghệ thuật thuyết phục (art of persuasion). Huấn luyện viên học cách làm việc với khách hàng và loại bỏ những niềm tin hạn chế, những mâu thuẫn trong bản thân và những thói quen không tốt của coachee. Quá trình trao đổi giữa đôi bên nhằm mục đích hướng coachee đến với sự chấp nhận bản thân.
Ngoài ra, huấn luyện viên cũng có thể hỗ trợ coachee thực hành các kỹ thuật hình dung nhanh để đạt được kết quả thành công. Với kỹ thuật NLP này, huấn luyện viên trao quyền cho khách hàng để họ tìm ra cách thực hiện các hành động.
Tổng hợp các kỹ thuật coaching NLP phổ biến
Kết luận
Tuy còn mới mẻ, Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP) là một phương pháp hứa hẹn mang lại sự thay đổi hiệu quả trong cách thức tư duy của khách hàng. Khi coachee học được cách suy nghĩ vì lợi ích của bản thân, họ sẽ dễ dàng thể hiện tiến bộ nhanh hơn và rõ ràng trong các buổi huấn luyện. Ngoài ra, coaching NLP cũng góp phần thiết lập mối quan hệ và sự tin tưởng giữ coach và coachee – dẫn đến thành công và kết quả tốt hơn.
Hiện nay, có khá nhiều cơ sở đào tạo – cũng như cá nhân – cung cấp các khóa học NLP online và trực tiếp (face-to-face). Tùy thuộc vào cơ sở, kỹ thuật này có thể được tổ chức thành các chương trình đào tạo riêng biệt – hoặc tích hợp trong các khóa đào tạo coaching nói chung. Dù bạn có nhu cầu học chuyên sâu về NLP hay không, điều quan trọng là bạn nên nghiên cứu danh tiếng trung tâm cung cấp dịch vụ – cũng như trình độ chuyên môn của giảng viên NLP Master Coach – trước khi đưa ra quyết định.
ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.com/ itdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.
BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!