7 nguyên tắc coaching

Huấn luyện (coaching) là quá trình trao quyền nhằm khơi gợi giải pháp từ người khác thông qua học cách lắng nghe, đặt câu hỏi, phản hồi, đánh giá và liên tục hỗ trợ họ tự chủ và có trách nhiệm hành động để hiện thực hóa mục tiêu của mình. Dưới đây, chúng tôi xin phép giới thiệu 7 nguyên tắc coaching “khuôn vàng thước ngọc” – sẽ giúp tăng cường đáng kể hiệu quả huấn luyện và lợi ích thu về cho đôi bên.

Nội dung

1. Tin tưởng vào tiềm năng vĩ đại của con người

Nguyên tắc coaching số 1 - Tin tưởng vào tiềm năng vĩ đại của con người

Xuất phát điểm của một huấn luyện viên vĩ đại là niềm tin “son sắt” rằng mỗi người là một cá thể giá trị – với những năng khiếu riêng biệt và tiềm năng phát triển vô hạn. Một người coach đích thực biết cách đánh giá cao những điều đặc biệt nơi người khác – và tin tưởng rằng mỗi chúng ta được sinh ra để trở nên “vĩ đại” theo cách riêng của mình.

Chuyên gia lãnh đạo John C.Maxwell khẳng định rằng tài năng không bao giờ là đủ. “Niềm tin nâng tầm tài năng của bạn. Tài năng của bạn sẽ không thể lên đến tầm cao nhất nếu như bạn không có niềm tin”. Với tư cách là một huấn luyện viên, bạn sẽ có được ban thêm động lực khi có thể nhận thấy tố chất trong mỗi người mà bạn huấn luyện.

  • Niềm tin vào tiềm năng của coachee giúp nâng tầm tài năng của họ – đồng thời truyền cảm hứng để họ nỗ lực nhiều hơn nữa.
  • Khi tin tưởng vào tiềm năng coaching của chính mình, bạn sẽ có động lực rèn luyện và cải thiện kỹ năng của chính mình.
  • Khi những người được bạn huấn luyện tin tưởng bạn, họ sẽ có động lực để lắng nghe, thực hành theo lời bạn – từ đó nâng cao năng lực của chính mình.

Hiệu ứng tích cực khi tin tưởng vào tiềm năng vĩ đại của con người sẽ được nhân lên cùng với mối quan hệ ngày càng sâu sắc hơn giữa coach và coachee. Nguyên tắc coaching là hỗ trợ vô điều kiện – khi huấn luyện, bạn thể hiện sự đón nhận hết mình và niềm tin không tây vị vào người mà bạn đang huấn luyện – bất kể họ đang là người như thế nào hiện tại.

Theo binh pháp Tôn Tử (Sun Tzu), nếu quân đội không giữ được niềm tin vào chính mình, cơ hội hội chiến thắng của họ đã giảm đi tới 50% – ngay cả khi họ chưa chính thức ra trận. Đây là bằng chứng cho thấy tương quan sâu sắc giữa niềm tin và thành công. Sự tin tưởng là chìa khóa “giải phóng” năng lực con người, mang lại hiệu quả chuyển đổi cho quá trình coaching.

2. Niềm vui của coaching là mang lại giá trị cho người khác

Nguyên tắc coaching số 2 - Niềm vui của coaching là mang lại giá trị cho người khác

Các huấn luyện viên vĩ đại luôn ý thức rằng huấn luyện (coaching) là một sứ mạng cao cả – trong đó, tài năng của bạn được sử dụng để phục vụ một điều gì đó lớn hơn bản thân – vì một lợi ích lớn hơn. Việc thực thi sứ mạng đó khiến chúng ta không còn sống vì chính mình nữa – nhưng hướng tới mục tiêu sử dụng cuộc sống của mình cho những điều quan trọng và đáng giá.

Hạnh phúc đến từ cảm giác vui vẻ và hài lòng thực sự, khi ta sống trọn vẹn với mục tiêu mang đến giá trị cho người khác. Sự hoàn thiện cá nhân đến từ ý thức rằng chúng ta đã góp một phần vào điều gì đó lớn hơn bản thân mình, rằng những gì chúng ta làm đã tạo ra sự khác biệt nơi người khác. Với cương vị một huấn luyện viên, chúng ta biết rằng thế giới đã, đang và sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhờ những điều mình đã làm.

3. Phát huy điều tốt nhất trong từng người, giúp họ tự làm chủ

Nguyên tắc coaching số 3 - Phát huy điều tốt nhất trong từng người, giúp họ tự làm chủ

Để phát huy những điều tốt nhất nơi một người, trước tiên bạn phải tin vào năng lực tiềm ẩn bên trong họ. Nguyên tắc này cũng giống như Nguyên tắc coaching số 1, nhưng đòi hỏi nơi huấn luyện viên nhiều điều hơn là chỉ tin vào tiềm năng vĩ đại của con người. Một huấn luyện viên là người biết lắng nghe hiệu quả và đặt những câu hỏi chọn lọc để coachee tự tìm ra giải pháp cho chính mình. Cốt lõi của coaching là trao quyền cho mọi người tự lãnh đạo và đưa ra quyết định thay vì trực tiếp giải quyết vấn đề của họ.

Để có khả năng dẫn dắt người khác – đòi hỏi bạn phải đủ sức tự lãnh đạo bản thân. Một trong những “món quà” tuyệt vời nhất mà một huấn luyện viên có thể trao tặng là năng lực tự lãnh đạo.

“Lãnh đạo là khi bạn khiến cho mục tiêu của nhóm được hoàn thành và mọi người cùng tuyên bố: Đây là thành quả của chính chúng ta” – Lão Tử

Khi bạn không còn muốn kiểm soát người khác, đó là lúc bạn bắt đầu trao quyền cho họ chịu trách nhiệm và tự quyết đối với những lựa chọn và hành động của bản thân. Đó là khi bạn để người khác có quyền tự do quyết định và hành động. Nói cách khác, họ phải chịu trách nhiệm về những gì xảy đến với họ. Trao quyền tạo điều kiện cho con người phát triển năng lực lãnh đạo bản thân, năng lực và tinh thần sẵn sàng làm chủ. Đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của coaching.

4. Đừng áp đặt – nhưng hãy tác động

Nguyên tắc coaching số 4 - Đừng áp đặt - nhưng hãy tác động

Một huấn luyện viên khôn ngoan biết rằng coachee phải là người được trao quyền để lãnh đạo. Để xây dựng mối quan hệ coaching thành công, bạn sẽ cần sử dụng khả năng tạo ảnh hưởng – chứ không phải quyền lực. Tạo ảnh hưởng là khả năng khiến người khác đưa ra quyết định hoặc hành động – bởi vì họ thực sự muốn như vậy theo ý chí tự do của họ. Theo Laura Whitworth, đồng tác giả của Co-Active Coaching, nguyên tắc coaching là đối thoại dựa trên mục tiêu của coachee và chuyển những mục tiêu này thành kế hoạch hành động.

Vai trò của huấn luyện viên không giống như vai trò của cấp trên. Khi bạn hướng dẫn mọi người phải làm gì và sử dụng quyền hạn của mình để hoàn thành công việc – đó không phải là coaching. Ở cương vị huấn luyện viên, bạn sẽ cần sử dụng một cách tiếp cận rất khác – chú trọng vào hợp tác với mọi người hơn là hành động như một ông chủ chuyên quyền. Một mối quan hệ coaching tích cực là nền tảng để coachee sẵn lòng – và hết lòng – hành động.

Đọc thêm: Cách đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên: 5 lời khuyên hữu ích dành cho cấp quản lý

5. Phát triển thông qua thử thách và sự linh hoạt

Phát triển thông qua thử thách và sự linh hoạt

Ở cương vị huấn luyện viên, bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với những nghịch cảnh, xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và khó lường. Lấy ví dụ:

  • Bạn tham gia vào mối quan hệ huấn luyện với coachee sau đó nhận ra rằng sâu thẳm bên trong, họ vẫn đang tìm kiếm một nhà tư vấn để cung cấp cho họ mọi câu trả lời cần thiết. Đó không phải là vai trò của coaching.
  • Coachee hoàn toàn mất phương hướng trong cuộc sống. Họ không biết mình muốn gì và sẽ đi về đâu, và họ liên tục thay đổi ý định trong mỗi cuộc trò chuyện huấn luyện. Mọi thứ đang diễn ra theo một vòng luẩn quẩn.
  • Bạn làm việc với một người nghĩ về coaching như một bài diễn thuyết xã hội thuần túy. Họ trút bỏ nỗi thất vọng của mình mà không tạo ra bất kỳ kết quả rõ ràng nào. Họ cho rằng việc được cấp trên cung cấp cho một huấn luyện viên là một phần quyền lợi của mình.
  • v.v…

Mọi vấn đề đều là cơ hội để học hỏi và vươn cao hơn. Nhận thức được nguyên tắc coaching này, bạn sẽ tìm thấy động lực để kiên trì và sử dụng đa dạng các kỹ thuật, mô hình và kỹ năng huấn luyện.

Khi gặp phải thất bại, điều quan trọng là đừng “chìm đắm” trong nó. Hãy hiểu rằng thất bại chỉ là tạm thời. Tập trung học hỏi từ sai lầm của mình, đồng thời ý thức rõ những lợi ích bạn nhận về được khi đối mặt với khó khăn. Trong coaching, những thách thức mà bạn và coachee phải đối mặt là vô tận. Khi bạn chấp nhận thử thách với tinh thần lạc quan, đó là lúc bạn cảm nghiệm thực sự niềm vui của coaching.

6. Khi phát triển người khác, chúng ta đồng thời phát triển chính mình

Nguyên tắc coaching số 6 - Khi phát triển người khác, chúng ta đồng thời phát triển chính mình

Trong tác phẩm Winning with People, TS. John C.Maxwell đề cập đến Nguyên tắc Boomerang, trong đó “khi chúng ta giúp đỡ người khác, chúng ta cũng giúp đỡ chính mình”. Ngay cả khi không có khoản thu trực tiếp trở lại từ những người chúng ta đã huấn luyện, thì cảm giác hạnh phúc từ việc giúp đỡ người khác cũng vô cùng đáng giá.

Một trong những kết quả có giá trị nhất từ việc huấn luyện người là bạn cũng phát triển bản thân mình trong quá trình huấn luyện. Chính niềm đam mê và mong muốn phát triển người khác đã thúc đẩy chúng ta chuyển đổi bản thân. Để phát triển người khác, trước tiên chúng ta phải phát triển chính mình. Để thay đổi người khác, chúng ta không thể không liên tục chuyển đổi chính mình.

7. Một huấn luyện viên vẫn cần được huấn luyện

Một huấn luyện viên vẫn cần được huấn luyện

Rào cản chính yếu ngăn các huấn luyện viên nhận được sự huấn luyện là sự kiêu ngạo, tự mãn và thiếu cam kết. Họ nghĩ rằng họ đã đạt đến đỉnh cao… nhưng thực tế không phải vậy. Họ bằng lòng với vị trí của mình và không đặt mục tiêu vươn cao hơn. Hoặc là họ từ bỏ và bắt đầu suy yếu dần khi họ thấy rằng việc leo lên các cấp độ cao hơn là quá khó và tốn quá nhiều công sức.

Kẻ thù lớn nhất của việc học là suy nghĩ rằng bạn đã biết hết mọi thứ. Suy nghĩ này ngăn bạn tìm kiếm thông tin mới và mở rộng nhiều nhất có thể. Lòng tự mãn đóng cửa tâm trí của bạn trước những ý tưởng mới, khiến bạn không sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình. Những người như vậy không thể nào huấn luyện hiệu quả. Nhận thức được những rào cản này là vô cùng cần thiết nếu bạn muốn trở thành một huấn luyện viên vĩ đại. Để thực hiện nguyên tắc coaching này, đòi hỏi bạn phải có ý thức lựa chọn để không ngừng xây dựng những thói quen mới, cũng như tiếp tục học hỏi và được người khác hướng dẫn.

Biên soạn từ ấn phẩm “Coaching for Breakthrough Success” của TS. Peter Chee & TS. Jack Canfield: https://itdworld.com/coaching-for-breakthrough-success/

Coaching for Breakthrough Success

Lời kết

Coaching là một nhiệm vụ khó khăn – nhưng mang lại rất nhiều ý nghĩa cho sự phát triển của coachee và chính bản thân người phụ trách coach. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ trở thành “kim chỉ nam” giúp bạn đọc trên hành trình trở thành một chuyên gia huấn luyện – cũng như một người quản lý tốt hơn.

Nếu bạn đọc quan tâm và muốn học hỏi thêm về các nguyên tắc coaching từ đội ngũ chuyên gia phát triển lãnh đạo chuẩn quốc tế của chúng tôi, vui lòng tham khảo các khóa học coaching skills của ITD, hoặc liên hệ tư vấn MIỄN PHÍ qua hotline/ email của chúng tôi.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching

Tổng hợp 7 nguyên tắc coaching cơ bản - nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đạt đến thành công đột phá.

[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching

Tổng hợp 7 nguyên tắc coaching cơ bản - nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đạt đến thành công đột phá.

Bạn mong muốn trở thành chuyên gia coaching?

Tìm hiểu ngay chương trình đào tạo coaching – được ICF chính thức công nhận - của ITD. Phát triển nền tảng kiến thức coaching vững chắc và phong cách huấn luyện độc đáo.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.