Tổng hợp 5 yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược lãnh đạo – nhằm phát triển đội ngũ quản lý phù hợp với tầm nhìn doanh nghiệp.
Nội dung
Trong thế giới đầy biến động ngày nay – hơn bao giờ hết, doanh nghiệp cần đến những nhà lãnh đạo có năng lực và tầm nhìn chiến lược. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngay cả những tập đoàn lâu đời nhất cũng không được chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng với sự thay đổi, thực hiện thành công các kế hoạch chiến lược đề ra, cũng như lên kế hoạch cho những biến động trong tương lai.
Với bối cảnh như hiện tại, doanh nghiệp có thể làm gì để phòng tránh những rủi ro xảy ra do chiến lược lãnh đạo không phù hợp – cũng như trang bị hành trang cần thiết cho các nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai trước những thay đổi sẽ tới?
Chiến lược lãnh đạo là gì?
Chiến lược lãnh đạo (leadership strategy) là một kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các khoản đầu tư vào phát triển lãnh đạo với chiến lược, mục tiêu và nguyện vọng của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ cần đến bao nhiêu nhà lãnh đạo, vị trí như thế nào, họ cần có những kỹ năng gì, và cách hành xử cụ thể ở góc độ cá nhân cũng như tập thể nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Một trọng tâm khác của chiến lược lãnh đạo là xác định các vấn đề mà doanh nghiệp phải xem xét – chẳng hạn như liệu hệ thống quản lý nhân tài hiện tại (bao gồm quá trình onboarding và quản lý hiệu suất) có thực sự hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp và mục đích quản lý mong muốn hay không.
Vì sao cần đến chiến lược lãnh đạo?
Mọi nhà lãnh đạo đều nhận thức tầm quan trọng của việc xác định rõ chiến lược kinh doanh. Nhưng rất ít người có ý tưởng về kế hoạch cần thiết để biến điều đó thành hiện thực.
Phần lớn thời gian, doanh nghiệp chỉ gắn liền với một danh sách các năng lực lãnh đạo cũ kỹ (hoặc chỉ tiếp tục thêm vào danh sách hiện tại). Một số tiến hành xây dựng các chương trình tìm kiếm – phát triển nhân tài quá chung chung mà không tính đến các chiến lược kinh doanh cụ thể cho tổ chức.
Việc thiếu kết nối trong cách tiếp cận phát triển tư duy lãnh đạo tổ chức và cá nhân là nguyên nhân khiến cho đội ngũ quản lý cấp cao, nhân tài mới nổi khó thích ứng với sự thay đổi và đáp ứng các mục tiêu mới hàng ngày.
Cùng với quá trình xây dựng các chiến lược mới nhằm thay đổi định hướng hoặc năng lực doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng cần xem xét khoảng cách về năng lực lãnh đạo. Một trong những câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là: Chúng ta có đội ngũ lãnh đạo cần thiết để thực hiện chiến lược đã đặt ra không?
Đọc thêm: 10 phẩm chất của nhà lãnh đạo hiện đại
Bí quyết xây dựng chiến lược lãnh đạo
1. Xác định động lực lãnh đạo
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định các động lực lãnh đạo chính – bao gồm từ 3-5 yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh bền vững cho tổ chức trong từng ngành công nghiệp cụ thể.
2. Vạch ra mục tiêu chi tiết
Khi đã khám phá các động lực chính, doanh nghiệp cần tiến tới đánh giá mục tiêu chi tiết cần đạt được. Ví dụ, nếu mong muốn của doanh nghiệp là tập trung vào đổi mới, chiến lược lãnh đạo cụ thể sẽ như sau:
- Cấp quản lý dựa vào nhau để hợp tác hiệu quả hơn trong công việc, đưa sản phẩm mới ra thị trường.
- Tăng cường sự tham gia của cấp lãnh đạo trong việc thu thập thông tin chi tiết về người tiêu dùng – từ đó chuyển đổi thành ý tưởng cho sản phẩm mới.
- Dự đoán các tác động liên quan đến vấn đề vốn, không gian và tài năng cần thiết để nhanh chóng mở rộng danh mục sản phẩm.
- Thay đổi văn hóa theo chiều hướng khuyến khích tư duy đổi mới và suy nghĩ sáng tạo – thay vì e ngại rủi ro.
Trên thực tế, các mục tiêu chiến lược lãnh đạo cần chi tiết và cụ thể hơn, nhằm phản ánh cơ hội thực tế và những vấn đề xung quanh các động lực chính. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải có ý nghĩa rõ ràng – qua đó hỗ trợ cấp quản lý xác định công việc cần phải thực hiện tốt để sớm đạt được thành công.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho chương trình phát triển lãnh đạo để trang bị năng lực lãnh đạo cá nhân và đội nhóm – làm nền tảng xúc tiến các chiến lược quan trọng nhất.
Đọc thêm: 5 lời khuyên về cánh đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
5 yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược lãnh đạo
Quá trình thiết lập chiến lược lãnh đạo đòi hỏi hiểu biết toàn diện về năng lực lãnh đạo trong tổ chức – bắt đầu trước hết từ tài năng của từng cá nhân. Sự kết hợp giữa các nhà lãnh đạo chính thức và không chính thức là cơ sở quan trọng để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Sau đây là 5 yếu tố chính doanh nghiệp cần tính tới khi lên kế hoạch phát triển đội ngũ quản lý:
- Số lượng cần thiết: Doanh nghiệp sẽ cần bao nhiêu nhà lãnh đạo? Các vị trí lãnh đạo hiện tại và dự kiến trên biểu đồ tổ chức là gì? Còn những vị trí lãnh đạo không chính thức thì sao?
- Đặc điểm mong muốn (nhân khẩu học, sự đa dạng, xuất thân, mức độ kinh nghiệm): Đội ngũ lãnh đạo nên sở hữu những đặc điểm nào? Những đối tượng nào cần được đại diện và cân nhắc cho vị trí này?
- Năng lực và hành vi: Những kỹ năng, năng lực, kiến thức và hành vi nào cần thiết để thực hiện chiến lược kinh doanh và xây dựng nền văn hóa mong muốn?
- Khả năng làm việc tập thể: Lãnh đạo doanh nghiệp cần những năng lực nào để có thể làm việc với đội nhóm, vượt qua mọi rào cản nhằm thực hiện các chiến lược, giải quyết vấn đề, ứng phó với rủi ro, thích ứng với sự thay đổi hoặc hỗ trợ đổi mới?
- Văn hóa lãnh đạo mong muốn: Phong cách lãnh đạo mà nhân viên mong muốn là gì? Nhà lãnh đạo cần làm gì để kêu gọi sự tham gia và gắn kết của nhân viên – cũng như huấn luyện và nuôi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới?
Lời kết
Hoạt động xây dựng chiến lược lãnh đạo nhằm hỗ trợ hiện thực hóa chiến lược kinh doanh đòi hỏi lên kế hoạch chi tiết, nỗ lực tận tâm và cam kết từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện tốt quá trình này sẽ là cơ sở để doanh nghiệp phát triển năng lực lãnh đạo hiệu quả và có mục tiêu rõ ràng hơn – cũng như nuôi dưỡng nền văn hóa cần thiết cho thành công bền vững.
Tham khảo
How to Create a Strong Leadership Strategy. https://www.ccl.org/articles/leading-effectively-articles/got-a-strong-leadership-strategy/. Truy cập ngày 26/03/2021.
ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.com/ itdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.
BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!
Trước khi bạn chuyển sang đọc bài khác…
Đừng quên dành thời gian tìm hiểu các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD bạn nhé!
Với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi hiểu rõ những nhu cầu và băn khoăn của lãnh đạo doanh nghiệp – trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Nhằm đáp ứng những trăn trở đó, ITD đã và đang không ngừng thiết kế các chương trình đào tạo quản lý mới – được xây dựng và phụ trách bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.