Văn hóa làm việc từ xa

Cùng với sự nở rộ của mô hình hybrid working, hơn bao giờ hết – nhà lãnh đạo cần tự trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng cần thiết để góp phần xây dựng và duy trì văn hóa làm việc từ xa hiệu quả trong doanh nghiệp.

Nội dung

Vấn đề văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh những biến động gần đây

Không còn là một điều xa lạ khi nói mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa của riêng mình. Văn hóa doanh nghiệp được ví như một mạng lưới tự củng cố niềm tin, thực hành và hành vi hình thành nên bản sắc của tổ chức đó.

cương vị lãnh đạo, bạn có thể biết rõ những điều đã ăn sâu vào văn hóa của tổ chức, đến mức chúng trở thành một phần bản sắc, mặc dù không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được điều đó. Hơn nữa, văn hóa công ty tác động đến sự gắn kết cá nhân của từng nhân viên, cũng như cách họ tương tác để thực hiện công việc của mình.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những tương tác hàng ngày đó bị đảo lộn? Trước sự bùng nổ của đại dịch toàn cầu – và hậu quả kinh tế sau đó, số người làm việc tại nhà trên khắp thế giới đã tăng cao so với trước đây. Các hội nghị trong phòng họp, những cuộc trò chuyện thân mật ở hành lang và những câu chuyện phiếm đều dần chuyển sang trực tuyến. Nhân viên buộc phải thích nghi với những cách giao tiếp và cách thức hợp tác mới. Sau đó, khi các văn phòng bắt đầu mở trở lại, nhưng chỉ một số người quay lại, một trạng thái mới – môi trường làm việc linh hoạt bắt đầu xuất hiện.

Và kết quả là, những chuẩn mực văn hóa từng được củng cố hàng ngày khi mọi người cùng ở văn phòng bắt đầu có sự thay đổi – dẫn đến sự ra đời của một nền văn hóa làm việc từ xa.

Điều gì xảy ra với văn hóa doanh nghiệp khi các tiêu chuẩn thay đổi?

Văn hóa doanh nghiệp luôn phát triển. Theo Andre Keil, đó là một lý do khiến các tổ chức khó xác định văn hóa của họ: “Toàn bộ vấn đề về văn hóa là, có một yếu tố hữu hình và một yếu tố vô hình. Có cách mọi thứ được cho là hoàn thành và cách mọi thứ được hoàn thành.

Trên hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, một số hành vi được khen thưởng, trong khi những hành vi khác bị trừng phạt. “Bạn có thể có một số nhà lãnh đạo hành xử theo cách ‘phá luật’, nhưng nếu mọi người thấy họ tiếp tục hành xử theo cách đó mà không bị trừng phạt, thì điều đó có khả năng trở nên bình thường hóa — và những hành vi đó trở thành một phần văn hóa công ty.”

Trong bất kỳ môi trường nào, văn hóa của một tổ chức thay đổi khi mọi người đưa ra đánh giá về các hành vi có thể chấp nhận được và sau đó điều chỉnh hành vi của họ để thiết lập các chuẩn mực mới.

Đại dịch và hậu quả của nó là một ví dụ điển hình. Đại dịch và trạng thái “bình thường mới” sau đó đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong cách chúng ta làm việc và những phương thức kinh doanh mới phải được thiết lập. Các nhà lãnh đạo phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để tham gia vào việc thiết lập các tiêu chuẩn cho văn hóa làm việc từ xa mới của doanh nghiệp.

Nếu các nhà lãnh đạo không tham gia, mọi người sẽ thiết lập cách làm việc của riêng họ. Vào thời điểm đó, bạn sẽ ít có khả năng tạo ảnh hưởng hơn.

5 bí quyết xây dựng & duy trì văn hóa làm việc từ xa

1. Nuôi dưỡng niềm tin thông qua giao tiếp

Trong môi trường làm việc trực tuyến, việc xây dựng văn hóa bắt đầu bằng việc xây dựng lòng tin. Khi đội ngũ tin tưởng lẫn nhau, họ sẽ sẵn sàng làm việc cùng nhau hơn và hướng tới một mục đích chung. Các mối quan hệ tin cậy và những cuộc trò chuyện thẳng thắn là “xương sống” của các nền văn hóa thể hiện sự giao tiếp cởi mở và trung thực. Nói một cách đơn giản, những cuộc trò chuyện có chiều sâu hơn mang lại văn hóa có tầm vóc cao hơn.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các cuộc hội thoại diễn ra thông qua các nền tảng trực tuyến có thể làm mất đi một số ngữ cảnh và sắc thái quan trọng. Kết quả là, các mối quan hệ bị ảnh hưởng và văn hóa làm việc từ xa của bạn cũng chịu tác động.

Nếu bạn đang quản lý những người đang làm việc tại nhà hoặc ở nơi khác, thì bạn phải cải thiện giao tiếp trên không gian mạng. Lên lịch các cuộc trò chuyện trực tiếp để tìm hiểu xem các cấp dưới trực tiếp đang làm gì và cảm thấy thế nào cũng như điều gì là quan trọng đối với họ.

Keil nói: “Là lãnh đạo, chúng ta có xu hướng muốn giải quyết các vấn đề, bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ và chỉ đạo. Nhưng để xây dựng quyền làm chủ với các cấp dưới trực tiếp của mình, bạn phải hỏi họ những câu hỏi như, ‘Làm thế nào chúng ta có thể làm việc cùng nhau tốt nhất trong môi trường này?’ ‘Bạn muốn phương thức giao tiếp như thế nào?’ và ‘Bạn cần cách thức hỗ trợ nào?’

Khi bạn trò chuyện với nhân sự của mình, hãy đảm bảo rằng bạn lắng nghe kỹ càng những sự thật, cảm xúc và giá trị của họ. Vì thông qua đó, bạn sẽ hiểu điều gì quan trọng nhất đối với các thành viên trong đội nhóm của mình.

Nếu là một nhà lãnh đạo thường tập trung vào nhiệm vụ và đột nhiên phải quản lý nhân viên từ xa, hãy chống lại sự cám dỗ khi chỉ tập trung vào sự thật khi bạn giao tiếp. Nếu không, bạn có thể bỏ qua cảm xúc và giá trị của đối phương, đó là những gì thúc đẩy họ cũng như thúc đẩy hành vi của họ.

Trong các cuộc họp, hãy đề nghị mọi người tóm tắt những gì họ đã nghe để tránh hiểu lầm và cho bạn cơ hội làm rõ những điểm còn nhầm lẫn. Dành thời gian lắng mình lại trước các câu hỏi và chấp nhận chúng một cách thấu đáo để tạo ra một văn hóa làm việc an toàn hơn về mặt tâm lý, nơi mọi người cảm thấy thoải mái khi lên tiếng.

2. Sử dụng các kênh truyền thông phù hợp

Nhiều lãnh đạo cảm thấy thất vọng vì giờ đây họ phải dành quá nhiều thời gian cho các cuộc họp trực tuyến.

Trước khi lên lịch một cuộc họp, hãy nghĩ xem đó có phải là phương thức giao tiếp hiệu quả nhất hay không. Hiện tại có rất nhiều người mệt mỏi trong cuộc họp, nguyên nhân là do họ phải tham gia các cuộc họp hội thảo qua web hoặc video suốt cả ngày, sau đó không có đủ thời gian để thực hiện các nhiệm vụ khác, dẫn đến làm việc quá sức và kiệt sức.

Đây là một cơ hội tuyệt vời để đối thoại với nhân viên, tìm hiểu sở thích giao tiếp của họ và thiết lập một số quy chuẩn mà mọi người có thể làm theo. Đặt ra một số quy tắc cơ bản khi nào thì phù hợp để sử dụng email, so với cuộc gọi điện thoại, so với trò chuyện trực tuyến. Ví dụ: một số tổ chức đã quyết định rằng email là nền tảng thích hợp để chia sẻ các thông tin cập nhật, trong khi các công cụ có tính tương tác cao như Zoom phù hợp hơn để giải quyết vấn đề. Vì vậy, hãy thảo luận với các thành viên trong nhóm để xem xét phương pháp hoặc nền tảng nào sẽ hữu ích nhất.

Sau khi các nguyên tắc này trở thành một phần trong văn hóa doanh nghiệp, bạn sẽ ít có xu hướng đưa ra quyết định vội vàng rằng đội nhóm cần một cuộc gọi điện video mỗi khi có một thông tin cập nhật nhanh.

3. Chủ động giải quyết xung đột

Khi có nhiều thay đổi xảy ra cùng một lúc khiến cho giao tiếp bị gián đoạn, mọi người có xu hướng giải quyết sự không chắc chắn của họ bằng cách bịa ra những câu chuyện để giải thích những câu hỏi chưa được trả lời.

Keil nói: “Khi làm việc trong văn phòng, một số vấn đề sẽ giảm bớt vì có nhiều cuộc trò chuyện ngoài hành lang hơn, nơi các mối quan tâm và câu hỏi được đưa ra, các nhà lãnh đạo sẽ nghe về chúng và có thể giải quyết chúng. Nhưng khi bạn làm việc ở nhà, sẽ không có sự giải phóng tự nhiên nào tương tự như vậy.

Từ nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo giao tiếp rất kém hiệu quả. Những cảm xúc không được kiểm soát trong không gian mạng có thể bùng phát thành một đám mây nhận xét tiêu cực và rất khó xử lí. Nếu có thể, hãy tránh gửi trong nhóm chung nhằm giải quyết xung đột. Giữ những cuộc trò chuyện này ở cấp độ cá nhân.”

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, khủng hoảng là thời điểm để tăng cường hoạt động giao tiếp – và nếu bạn có chủ ý về điều đó, thì nhân viên sẽ làm theo, củng cố một nền văn hóa mạnh mẽ hơn, tạo cảm giác thoải mái với hoạt động giao tiếp trực tuyến.

Vì bạn sẽ không gặp đồng nghiệp của mình để trò chuyện phiếm, nên hãy lên lịch cho cuộc trò chuyện chỉ để bắt kịp và nói rõ ràng về mục đích của cuộc trò chuyện. Ngay cả trong một nền tảng trực tuyến, các nhà lãnh đạo vẫn có thể ra hiệu ý định của họ về một cuộc trò chuyện thông thường.

4. Làm rõ vai trò, trách nhiệm và kết quả

Một trong những thách thức với môi trường làm việc trực tuyến là tin tưởng rằng mọi người đang cố gắng hết sức – dù bạn không thể trực tiếp nhìn thấy họ làm việc.

Keil nói: “Đặc biệt là trong một môi trường ảo, hành động thể hiện rõ hơn lời nói. Nếu bạn làm việc hiệu quả, kết quả công việc sẽ thể hiện điều đó.

Ông khuyên rằng các nhà lãnh đạo nên tập trung vào hiệu suất và công việc, đồng thời nhấn mạnh rằng các đồng nghiệp nên trao đổi nếu họ cần giúp đỡ. “Bạn phải rõ ràng về việc tạo ra kết quả, phản hồi nhanh và cho thấy rằng bạn đang làm việc. Nếu là một người hướng nội và bạn đã xử lý xong mọi việc nhưng không nói với bất kỳ ai, mọi người sẽ bắt đầu bàn tán cũng như tự hỏi liệu bạn có đang làm việc hiệu quả hay không.

Để thu hẹp khoảng cách trên không gian ảo, hãy trả lời cuộc gọi và email đúng giờ. Đặt thời hạn hợp lý và tuân thủ chúng. Nếu bạn phá vỡ một thỏa thuận, hãy đàm phán lại càng nhanh càng tốt.

Là một lãnh đạo, bạn có thể xây dựng văn hóa liêm chính bằng cách minh bạch về vai trò của mình và những gì bạn dự định chia sẻ cho đồng đội của mình. Cung cấp chi tiết cụ thể về nhiệm vụ của bạn và theo dõi các thỏa thuận miệng bằng văn bản. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang quản lý nhân viên từ xa và lãnh đạo từ xa.

5. Đặt ranh giới

Có lẽ bạn đã từng nghe câu “hàng xóm tốt là hàng xóm không hóng hớt”. Nếu mọi người đều rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của mình, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều và dẫn đến các cuộc trò chuyện rõ ràng hơn.

Ngoài việc làm rõ vai trò và trách nhiệm, hãy thảo luận về các ranh giới để đảm bảo mọi người trong đội ngũ cảm thấy kiểm soát được giờ làm việc của họ.

Khi nhiều người làm việc tại nhà, bạn có những người dường như không bao giờ ngừng làm việc và xoay sở để định nghĩa thế nào là cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của họ khi tất cả đều ở một nơi.

Trò chuyện với đồng nghiệp về những kỳ vọng xung quanh giờ làm việc và thời gian phản hồi cũng như “sự cân bằng” đối với họ trông như thế nào. Mỗi yếu tố này đều tác động mạnh mẽ đến tính kiên tâm của từng cá nhân và có mối liên hệ chặt chẽ với cảm nhận về văn hóa làm việc từ xa. Khi xác định và tôn trọng những mong muốn đó, chúng có thể trở thành một phần của văn hóa và chuẩn mực công ty trong môi trường làm việc linh hoạt.

Tất cả các mẹo này có thể giúp bạn củng cố sự cộng tác giữa các nhân viên trong công ty, đồng thời xây dựng lòng tin và mối quan hệ tích cực với các cộng sự, ngay cả khi không làm việc trực tiếp cùng nhau.

Tham khảo

How to Build and Maintain a Remote Work Culture. https://www.ccl.org/articles/leading-effectively-articles/how-to-build-and-maintain-a-remote-work-culture/.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

Trước khi bạn chuyển sang đọc bài khác…

Đừng quên dành thời gian tìm hiểu các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD bạn nhé!

Với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi hiểu rõ những nhu cầu và băn khoăn của lãnh đạo doanh nghiệp – trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Nhằm đáp ứng những trăn trở đó, ITD đã và đang không ngừng thiết kế các chương trình đào tạo quản lý mới – được xây dựng và phụ trách bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.