Sự khác nhau giữa HR và HRBP

Ngày nay, vai trò của bộ phận Nhân sự (HR) đã trở nên tinh vi và phức tạp hơn hẳn trước kia. Một phần của sự phát triển đó là việc các nhà quản lý nhân sự nhân sự được kỳ vọng đóng một vai trò chiến lược hơn trong doanh nghiệp – chính điều này đã dẫn tới sự ra đời của chức danh Nhân sự đối tác chiến lược kinh doanh (HRBP). Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa HR và HRBP, nguồn gốc của sự thay đổi và tầm quan trọng của xu hướng này đối với quản trị nhân sự doanh nghiệp.

Nội dung

So với vị trí HR thông thường, vai trò của HRBP có những sự thay đổi rõ rệt. Về phía phòng Nhân sự, chức vụ của họ chỉ tập trung chính vào các công tác hành chính và pháp lý – liên quan đến tuyển dụng, quản lý và kết thúc hợp đồng với nhân viên. Ngược lại, HRBP làm việc trực tiếp với các bộ phận quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi từ cách điều hành nhân sự truyền thống sang một phương pháp tiếp cận hiện đại, tích hợp hơn trong từng chức năng của doanh nghiệp.

hrbp khác gì hr

HRBP khác gì HR?

Để hiểu được sự khác nhau giữa HR và HRBP – cũng như tầm quan trọng của từng chức vụ đối với doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét 3 chức danh khác nhau: HRBP, Trưởng phòng Nhân sự và Giám đốc nhân sự. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, chuyên viên tuyển dụng càng phải phân định rõ ràng các trách nhiệm khác nhau giữa ba vai trò quan trọng này.

1. Nhân sự đối tác chiến lược kinh doanh (HRBP)

HRBP là chuyên gia nhân sự cấp cao, người có hiểu biết toàn diện và chuyên môn về cách phòng Nhân sự mang lại thành công cho công việc kinh doanh của công ty.

Trách nhiệm của HRBP thường bao gồm huấn luyện (coaching) giám đốc điều hành về các vấn đề nhân sự như: lập kế hoạch chiến lược, phát triển các chiến lược nhân sự, tổ chức hỗ trợ, phân tích yêu cầu nhân tài, tuyển dụng và giới thiệu. HRBP thường được yêu cầu có kiến thức kinh doanh tổng quát và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp – đây chính là nền tảng quý báu để họ sử dụng năng lực nhân sự nhằm hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh chung.

2. Trưởng phòng Nhân sự

Trưởng phòng Nhân sự (HR Manager) chịu trách nhiệm chung về việc thực hiện các chính sách nhân sự hàng ngày – đảm bảo quá trình vận hành của doanh nghiệp. Vai trò của họ sẽ bao gồm – nhưng không giới hạn – công tác tìm kiếm và phát triển tài năng, đo lường năng suất của nhân viên, quy trình kỷ luật, xử lý lương bổng và phúc lợi, điều phối nhân viên hỗ trợ và tuân thủ quy định công ty.

3. Giám đốc Nhân sự

Giám đốc nhân sự (HR director) là một vị trí chiến lược chịu trách nhiệm xây dựng và thực thi các chính sách và chương trình nhân sự – giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Vai trò của họ bao gồm thiết lập mức lương và phúc lợi cạnh tranh cho nhân viên – cũng như giám sát tất cả các nhân viên và bộ phận Nhân sự. Ngoài ra, Giám đốc nhân sự còn có nhiệm vụ xem xét các quy trình nhân sự và hoạt động của ban quản lý công ty – đồng thời tìm kiếm cơ hội để gia tăng năng suất và hạn chế chi phí. Với vai trò là một phần trong ban giám đốc điều hành doanh nghiệp, Giám đốc nhân sự chịu một phần trách nhiệm về ngân sách, lãi và lỗ của doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa HR và HRBP

HRBP vs HR – Tổng hợp sự khác nhau giữa HR và HRBP

Vai trò của HRBP là hợp tác chặt chẽ với các nhà lãnh đạo và quản lý bộ phận để phát triển tài năng, nâng cao kỹ năng và năng lực nội bộ – trước khi cố gắng đạt được các mục tiêu chung của doanh nghiệp (CIPD, 2017).

Công việc HRBP thường liên quan đến các đơn vị riêng lẻ trong doanh nghiệp – họ làm việc với các nhà quản lý bộ phận để phát triển kế hoạch tuyển dụng đúng người, đủ các kỹ năng cần thiết. Bằng cách hợp tác chặt chẽ với các quản lý bộ phận về chiến lược tuyển dụng, HRBP sẽ có được ý tưởng tốt hơn về những vấn đề trong quy trình này. Thay vì liệt kê một danh sách công việc chung chung, họ hiểu rõ các nhiệm vụ công việc cụ thể – cũng như mục tiêu của nhà quản lý cho vị trí đó.

Vai trò của HRBP ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. HRBP ít quan tâm hơn đến các vấn đề quản trị và tuân thủ – nhưng tập trung xây dựng chiến lược tuyển dụng  và duy trì nhân viên, cải thiện hiệu quả của các phòng ban.

Cần lưu ý, sự khác nhau giữa HR và HRBP có thể sẽ không rõ ràng đối với một số doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp hiện chưa có người nắm giữ hai vai trò riêng biệt này.

Sự khác nhau giữa HR và HRBP (HR vs HRBP)

HRBP vs HR – Tổng hợp sự khác nhau giữa HR và HRBP về trách nhiệm công việc nói chung

HRBP vs HR – So sánh mô hình HRBP với mô hình HR truyền thống

“Cùng với sự thay đổi ngày một nhanh chóng mọi khía cạnh của cuộc sống, các chuyên gia nhân sự cũng đã nhanh chóng thay đổi – và điều này nói chung đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà tuyển dụng”

Dave Ulrich, cha đẻ mô hình HRBP

Sự ra đời của khái niệm HRBP xuất phát từ mô hình nhân sự do Dave Ulrich đề xuất vào thập niên 90 – và đã được các nhà lãnh đạo nhân sự áp dụng kể từ đó. Mô hình HRBP của Ulrich được cấu thành từ 4 thành phần chính sau đây:

  • Chiến lược (Strategic) – thúc đẩy phát triển chiến lược kinh doanh.
  • Tài chính (Financial) – chứng minh giá trị và giảm chi phí tài chính.
  • Thay đổi (Change) – hợp tác và dẫn dắt doanh nghiệp trải qua quá trình thay đổi.
  • Hiệu suất (Performance)quản trị và cải thiện hiệu suất của từng nhân viên và đội nhóm.

Trước Ulrich, vai trò của HR bao gồm:

  • Chiến lược (Strategic) – lập kế hoạch, theo dõi, nghiên cứu và phát triển chiến lược.
  • Thực hiện (Execution) – Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhân sự, đưa ra chiến lược và tư vấn quy trình.
  • Quản trị (Administration) – điều phối và lập lịch trình thực hiện quy trình, bao gồm nhập dữ liệu và xử lý biểu mẫu.

Đọc thêm: Top 15 KPI chiến lược dành cho phòng Nhân sự

Sự khác nhau giữa HR và HRBP

HRBP khác gì HR

Nguyên nhân của sự thay đổi từ mô hình HR sang HRBP

Sự chuyển đổi của bộ phận nhân sự sang vai trò đối tác kinh doanh (HRBP) xuất phát từ nhận thức ngày một gia tăng về tầm quan trọng của việc gắn kết những nỗ lực phát triển nguồn vốn nhân lực với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Nhiều năm trước, quản lý bộ phận có thể yêu cầu HR tuyển dụng cho một vị trí quan trọng, và HR sẽ quản lý quá trình tuyển dụng cho vị trí đó.

Với việc chuyển sang vai trò đối tác kinh doanh, các chuyên gia nhân sự ngàn nay được kỳ vọng chủ động hơn trong quá trình làm việc với quản lý bộ phận – nhằm xây dựng một chiến lược tuyển dụng nhân sự tổng thể. Họ hiểu rõ những gì người quản lý kỳ vọng với nhân viên ở vị trí đó, và tầm quan trọng của điều này đối với các mục tiêu chung của bộ phận.

Vai trò của HRBP

Lợi ích của ứng dụng mô hình HRBP:

  • Đầu mối liên hệ cho người quản lý bộ phận.
  • HRBP hiểu rõ nhu cầu và đặc điểm của doanh nghiệp và các bên liên quan – nhờ đó, họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
  • Phát triển tài năng và cho phép các nhà quản lý bộ phận làm quen với các hoạt động theo vai trò cụ thể của họ.
  • Hình thành các nhóm chức năng chéo để hoàn thành các dự án phức tạp của doanh nghiệp.
  • Cho phép phòng Nhân sự hỗ trợ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Đọc thêm: 9 kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp cho thời đại mới

Tham khảo

HR Business Partner or HR Director? https://www.shrm.org/resourcesandtools/hr-topics/organizational-and-employee-development/career-advice/pages/hr-business-partner-vs-hr-director.aspx. Truy cập ngày 05/02/2021.

What is an HR Business Partner? https://www.villanovau.com/resources/hr/difference-between-hr-manager-hr-business-partner/. Truy cập ngày 05/02/2021.

What is an HR Business Partner. https://www.bamboohr.com/hr-glossary/hr-business-partner/. Truy cập ngày 05/02/2021.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

Dịch vụ đào tạo HRBP của ITD

Với nhận thức rõ về nhu cầu của doanh nghiệp đối với vị trí HRBP, ITD đã cho ra đời chương trình đào tạo Chứng chỉ Nhân sự Đối tác chiến lược kinh doanh (Certified Human Resource Business Partner – CRHBP). Chương trình là một phần trong dịch vụ Đào tạo – Phát triển nguồn nhân lực của chúng tôi, được thiết kế dành riêng cho các chuyên gia nhân sự và cá nhân có nguyện vọng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.

Khóa học HRBP của ITD sẽ cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về sự khác nhau giữa HR và HRBP, cũng như vai trò chiến lược của HRBP trong doanh nghiệp. Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ chứng nhận năng lực hành nghề theo chuẩn ITD và ARTDO International.

Khóa học HRBP - Certified Human Resource Business Partner

Khóa học CHRBP của ITD World

Giảng viên: KC Yan, chuyên gia HRBP, HRD với hơn 40 năm kinh nghiệm trên trường quốc tế

Video giới thiệu khóa học CHRBP

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cùng các chương trình đào tạo và hội thảo lãnh đạo sắp tới.