Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh là chìa khóa để duy trì sự hài lòng cho nhân viên và củng cố năng lực lãnh đạo.
Nội dung
Để thúc đẩy sự hài lòng và củng cố khả năng lãnh đạo hiệu quả, trước tiên, bất kỳ tổ chức nào cần phải thiết lập một văn hóa doanh nghiệp tích cực. Một môi trường làm việc lành mạnh và hiệu quả không chỉ giúp tăng hiệu suất mà còn thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu. Ở một nơi làm việc hạnh phúc, người lao động sẽ có cảm giác muốn gắn bó lâu dài hơn, điều này làm tăng sự hài lòng trong công việc và giảm tỉ lệ nghỉ việc.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về một số yếu tố quan trọng giúp cải thiện và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bằng cách đưa những thành phần này vào chính sách thực tế, các nhà lãnh đạo có thể phát triển văn hóa nơi làm việc nhằm khuyến khích một môi trường hạnh phúc và lành mạnh cho người lao động, hướng đến xây dựng một tổ chức thành công.
Khả năng lãnh đạo và sự hài lòng của nhân viên
Trong giai đoạn đầu của đại dịch và trong suốt “Đại khủng hoảng nghỉ việc”, nhiều tổ chức đã cố gắng hỗ trợ các nhà lãnh đạo cá nhân tối ưu hóa hiệu quả làm việc bằng cách tăng cường tập trung vào việc chăm sóc bản thân. Và vì lý do chính đáng: Đại dịch dù đã đi qua nhưng vẫn để lại sự căng thẳng dẫn đến tình trạng kiệt sức.
Mặc dù việc chăm sóc bản thân là quan trọng và tính kiên cường là nền tảng để lãnh đạo người khác, nhưng chỉ các nhà lãnh đạo thôi thì chưa đủ.
Cần có sự tập trung sâu rộng hơn vào cộng đồng, tính kết nối và cảm giác thân thuộc để giúp cho đội ngũ nhân viên đạt được sự hài lòng thực sự. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, điều này đặc biệt đúng đối với các nhà lãnh đạo tạo ra các kết nối có ý nghĩa khi lãnh đạo các đội nhóm trên các nền tảng trực tuyến.
Các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm về sự hài lòng của nhân viên
Đầu tiên, tại sao sự hài lòng lại quan trọng, đặc biệt là tại nơi làm việc?
Một nghiên cứu cho biết, khi nhân viên cảm giác hạnh phúc, họ sẽ gắn kết và sáng tạo hơn. Họ cũng có mức độ hài lòng và năng suất công việc cao hơn.
Mối quan hệ giữa tầm quan trọng của hạnh phúc và khả năng lãnh đạo rất rõ ràng: “Là một nhà lãnh đạo, nhiệm vụ của bạn là chăm sóc những người khác và tạo ra một môi trường để những người khác có thể khỏe mạnh,” Tiến sĩ Paige Graham, chuyên gia executive coaching & mentoring với hơn 20 năm kinh nghiệm nhận xét.
Graham lưu ý: “Tôi thích nghĩ về hạnh phúc khi cảm thấy ổn và làm việc hiệu quả, cả cá nhân và trong cộng đồng.”
Bài học mà xu hướng “nghỉ việc thầm lặng” để lại cho các tổ chức đó là sự hài lòng của nhân viên thực sự quan trọng. Ngày nay, người lao động không sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho công việc của họ. Thay vào đó, họ mong muốn có một sự nghiệp viên mãn, nơi họ làm những công việc có ý nghĩa trong một đội nhóm khuyến khích mọi người phát triển.
6 chìa khóa xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh
Dựa vào mối quan hệ giữa việc lãnh đạo với sự hài lòng nhân viên, các tổ chức có thể ban hành các phương pháp thực hành có chủ ý giúp nhân viên nâng cao khả năng lãnh đạo và sự hài lòng của chính họ — cũng như đồng nghiệp và cấp dưới trực tiếp của họ. Dưới đây là những yếu tố góp phần thúc đẩy sự hài lòng của đội ngũ nhân viên:
- Mục đích
- Sự phát triển
- Sức khỏe
- Môi trường làm việc
- Sự kết nối
- Tính kiên cường
Khi các nhà lãnh đạo tập trung vào 6 điều này, họ đang ưu tiên sự hài lòng cho cả bản thân và những người khác. Điều này không chỉ tác động đến đội nhóm mà còn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Khi sự hài lòng của nhân viên được hỗ trợ và nâng cao, khả năng tư duy và thực tiễn mới sẽ dần hình thành và trở nên bền vững trong toàn công ty.
1. Mục đích
Khi nhân viên cảm thấy rằng công việc của họ có giá trị và gắn với ý nghĩa nội tại cũng như có thể kết nối các nhiệm vụ hàng ngày của mình với sứ mệnh của tổ chức, họ sẽ có ý thức rõ ràng hơn về mục đích làm công việc đó.
Ý thức về mục đích làm việc bắt đầu bằng sự công nhận. Graham nói: “Thật hữu ích khi nhận ra những phần công việc mang lại năng lượng cho chúng ta và phù hợp với những gì chúng ta tin là có ý nghĩa.” Mặc dù hữu ích cho tất cả mọi người, nhưng sự liên kết giá trị này đặc biệt quan trọng đối với thế hệ lực lượng lao động trẻ ngày nay.
MẸO: Các nhà lãnh đạo có thể hỗ trợ nâng cao cảm giác hài lòng của nhân viên và tạo điều kiện thuận lợi cho mối liên hệ này với trọng tâm là lãnh đạo có mục đích. Khuyến khích nhân viên suy nghĩ về điều khiến công việc trở nên có ý nghĩa đối với họ. Trong các cuộc họp, hãy đánh giá từng cá nhân chứ không chỉ về nhiệm vụ công việc của họ. Người lãnh đạo có thể chỉ cần hỏi, Mọi việc diễn ra như thế nào? Điều gì mang lại cho bạn năng lượng tuần trước? Điều gì đang tạo ra sự thất vọng cho bạn? và sau đó tích cực lắng nghe trải nghiệm của họ, và đáp lại bằng sự đồng cảm và lòng trắc ẩn. Chống lại sự thôi thúc phán xét hoặc trở nên phòng thủ. Hãy nhớ rằng mục tiêu không phải là “khắc phục” mọi vấn đề, mà là để biết điều gì đang xảy ra và cung cấp các công cụ hỗ trợ.
2. Phát triển
Con người khao khát những thử thách, vì vậy sự hài lòng của nhân viên sẽ được nâng cao khi mọi người cảm thấy họ đang phát triển và được học hỏi. Khi văn hóa học tập được ưu tiên và tư duy phát triển được đánh giá cao trong toàn tổ chức, các nhà lãnh đạo sẽ chấp nhận những sai lầm như cơ hội để suy ngẫm về những gì đã học được. Kết quả là, mọi người cảm thấy thoải mái để đổi mới và sáng tạo hơn, bởi vì họ không ngại chấp nhận rủi ro.
MẸO: Các nhà lãnh đạo nên suy nghĩ về cách họ phản ứng với những ý tưởng mới và sử dụng các cuộc họp như một cơ hội để ăn mừng cả chiến thắng và thất bại, tạo không gian để mọi người chia sẻ những gì họ học được từ sai lầm. Mô hình này hoạt động hiệu quả nhất khi các nhà quản lý và giám sát viên nỗ lực có chủ ý để xây dựng một nơi làm việc an toàn về mặt tâm lý để các thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những sai lầm và thảo luận về các bài học kinh nghiệm.
Đọc thêm: L&D (Learning & Development) – Vai trò & Chiến lược
3. Sức khỏe
Sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần là một thành phần thiết yếu của một trạng thái sức khỏe toàn diện nói chung. Tâm trí và cơ thể khỏe mạnh giúp tăng cường khả năng lập luận, giải quyết vấn đề, học tập và sáng tạo.
Graham nói: “Có rất nhiều thứ mà bộ não con người có thể xử lý. Nếu bạn làm việc liên tục mà không nghỉ ngơi hoặc kết hợp vận động trong ngày, bạn sẽ không thể xử lý những thách thức lớn hơn về nhận thức. Trí nhớ của bạn sẽ bị ảnh hưởng và bạn sẽ không thể duy trì sự sáng tạo được nữa.”
Bạn có thể đã biết về mối liên hệ giữa sức khỏe tốt và khả năng lãnh đạo, nhưng xin nhắc lại: Sức khỏe tối ưu và lãnh đạo hiệu quả đều bắt đầu từ các hoạt động cơ bản, chẳng hạn như vận động, thực phẩm bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho não của bạn và một giấc ngủ ngon — tất cả đều giúp chúng ta điều chỉnh cảm xúc và xử lý các sự kiện của ngày hôm trước.
MẸO: Hành động của các nhà lãnh đạo góp phần củng cố và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nếu mô hình hóa việc tập trung vào sức khỏe của chính mình như một trong những chìa khóa để có được hạnh phúc, hãy ngắt kết nối và thực sự nghỉ ngơi (và khuyến khích người khác cũng làm như vậy); tạo ranh giới xung quanh việc trả lời email muộn như thế nào; thực hiện các bước có chủ đích như lên lịch các cuộc họp “đi và nói” để tăng cường hoạt động trong suốt cả ngày. Tất cả những điều này đều nhằm gửi gắm tới các cấp dưới trực tiếp, những người đang theo dõi và học hỏi từ hành vi của người lãnh đạo một thông điệp ủng hộ mạnh mẽ cho sự hài lòng của nhân viên.
4. Môi trường làm việc
Khi nhân viên cảm nhận được quyền kiểm soát, trái ngược với cảm giác bị kiểm soát từ ngoại lực, họ sẽ cảm thấy tốt hơn. Khi họ gặp trở ngại, những người có ý thức tự quyết cũng kiên trì hơn trong việc đạt được mục tiêu của mình và sống có mục đích tại nơi làm việc cũng như ở nhà.
Graham nói: “Đôi khi chúng ta cảm thấy như mình không có tiếng nói và mọi thứ đang xảy ra với chúng ta — như thế chúng ta chỉ đang nhặt nhạnh những mảnh ghép — chúng ta cảm thấy có rất ít quyền kiểm soát đối với hành động của chính mình và hậu quả của những hành động đó.”
Làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể mang lại cho mọi người cảm giác được tự quyết? Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu mối liên hệ giữa mục đích, môi trường làm việc và sự hài lòng của nhân viên.
MẸO: Nếu nhận biết được điều gì mang lại cho mỗi thành viên trong nhóm ý thức về mục đích, nhà lãnh đạo có thể cung cấp các lựa chọn để kết hợp nhiều trách nhiệm hơn vào công việc của mọi người. Các nhà lãnh đạo cũng có thể nâng cao cảm giác hài lòng của nhân viên bằng cách cho nhân viên của họ nhiều lựa chọn nhất có thể về nơi chốn và cách thức họ làm việc. Tính linh hoạt tại nơi làm việc mang lại lợi ích cho các tổ chức vì nó cải thiện sự gắn kết, lòng trung thành và giúp giữ chân nhân viên. Mọi người đạt hiệu suất cao hơn khi họ có lịch trình cho các ngày làm việc của họ và ưu tiên những gì quan trọng trong công việc và cuộc sống cá nhân của họ.
Đọc thêm: Work-life Balance – 14 mẹo cân bằng cuộc sống và công việc
5. Sự kết nối
Cảm giác hài lòng của nhân viên cũng yêu cầu từ các nhà lãnh đạo có chủ đích giúp mọi người kết nối với nhau. Điều này quan trọng vì các mối quan hệ bền vững và lành mạnh góp phần củng cố sự chấp nhận của người khác và văn hóa tôn trọng.
Giúp mọi người kết nối với nhau là một việc dễ nói khó làm. Graham nói: “Các nhà lãnh đạo phải hiểu rằng mọi người có những sở thích khác nhau trong việc kết nối với những người khác. Một số người thích hòa đồng thực sự, nhưng điều đó không hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người.”
Graham cho biết thêm: “Cho dù chúng ta đang được hỗ trợ hay chúng ta đang hỗ trợ người khác, chúng ta đều có cảm giác tuyệt vời về sự kết nối và thuộc về, đó là một nhu cầu thiết yếu của con người.”
MẸO: Đối với các nhà lãnh đạo và tổ chức nói chung, mục tiêu là thúc đẩy cảm giác hài lòng của nhân viên bằng cách tạo ra một môi trường tin cậy nơi mọi người cảm thấy thoải mái khi là chính mình, chia sẻ cảm xúc của họ và biết rằng họ sẽ tìm thấy sự hỗ trợ. Các nhà lãnh đạo có thể bắt đầu với các thực hành lãnh đạo toàn diện.
6. Tính kiên cường
Các tổ chức được hưởng lợi từ việc có những nhân viên kiên cường (resilient) bởi vì, trong môi trường tổ chức đầy thách thức hoặc sự thay đổi của thời gian, những người kiên cường có xu hướng làm việc hiệu quả và năng suất hơn.
Kiên cường và cảm giác hài lòng không giống nhau. Mặc dù kiên định là cần thiết trong những thời điểm căng thẳng, không chắc chắn và cản trở, nhưng trạng thái hài lòng luôn tác động đến chúng ta.
Trong những thời điểm khó khăn, tính kiên cường là khả năng vượt lên trên hoàn cảnh. Những người kiên cường không chỉ có thể thích nghi tốt khi đối mặt với nghịch cảnh, mà họ còn nhanh chóng nắm bắt được kinh nghiệm và sẵn sàng cho rào cản tiếp theo.
MẸO: Graham khuyên bạn nên nắm bắt thời cơ tốt để phát triển tính kiên cường. Cô nói: “Tôi thích ý tưởng nâng cấp độ khó của trò chơi, ngay cả khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Nó thực sự đáng để nỗ lực: Những người kiên cường khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, điều này góp phần bồi đắp tính kiên cường.”
Lãnh đạo tốt thôi chưa đủ
Điều quan trọng cần lưu ý là bất kỳ phương thức nào giúp nâng cao cảm giác hài lòng của nhân viên không thể áp dụng với toàn bộ đội ngũ nhân viên. Với từng người thì mưu cầu và ý nghĩa của hạnh phúc sẽ khác nhau. Mỗi thành viên trong nhóm có thể có xu hướng di chuyển hoặc nghỉ ngơi khác đi một chút hoặc phát triển, chia sẻ, kết nối và được thử thách theo những cách khác nhau.
Điều này có nghĩa là, các nhà lãnh đạo có chủ ý tập trung củng cố bất kỳ điều nào trong số này sẽ giúp tăng cường cảm giác hài lòng cho nhân viên — cho cả cá nhân người quản lý và nhóm của họ.
Kể từ sau đại dịch, đã có những lời kêu gọi ngừng đóng khung các chương trình chăm sóc sức khỏe chỉ xoay quanh việc chăm sóc bản thân mà thay vào đó nên tập trung vào cảm giác khỏe mạnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Nếu các nhà lãnh đạo không thúc đẩy sự hài lòng cho tập thể, các tổ chức sẽ có thể duy trì được sự phát triển mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả được.
Việc hướng tới cải thiện khả năng lãnh đạo đòi hỏi phải tập trung vào hạnh phúc, lòng trắc ẩn và sự gắn bó – đây là 3 chìa khóa để xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở thành tài sản lớn nhất của tổ chức.
Khi các nhà lãnh đạo được trao quyền để tập trung vào trạng thái sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên, tạo không gian để chăm sóc bản thân và những người xung quanh, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn — với tư cách là cá nhân, trong đội nhóm, trong tổ chức và thậm chí lan tỏa tác động đó đến với cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Văn hóa coaching: Bí quyết phát triển doanh nghiệp
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): Áp dụng thế nào?
- Cơ cấu tổ chức: 4 mô hình phổ biến & Ứng dụng thực tế
- Văn hóa làm việc từ xa: Cách xây dựng & duy trì
Tham khảo
Create (Better) Culture: The Keys to Wellbeing and Leadership. https://www.ccl.org/articles/leading-effectively-articles/create-better-culture-the-keys-to-wellbeing-and-leadership/.
ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.com/ itdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.
BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!
Trước khi bạn chuyển sang đọc bài khác…
Đừng quên dành thời gian tìm hiểu các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD bạn nhé!
Với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi hiểu rõ những nhu cầu và băn khoăn của lãnh đạo doanh nghiệp – trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Nhằm đáp ứng những trăn trở đó, ITD đã và đang không ngừng thiết kế các chương trình đào tạo quản lý mới – được xây dựng và phụ trách bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.