Accountability Partner là gì

Tất cả chúng ta ít nhiều đều cần đến sự giúp đỡ trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu – cả trong công việc cũng như cuộc sống. Tìm đến một người bạn đồng hành trách nhiệm (accountability partner) là phương pháp được nhiều người áp dụng để đảm bảo đi đúng hướng và đạt được mục đích đề ra.

Nội dung

Accountability partner là gì?

Thuật ngữ accountability partner (tạm dịch: đối tác trách nhiệm giải trình) chỉ những cá nhân đóng vai trò giúp bạn thực hiện các cam kết cần thiết để biến mục tiêu của mình thành hiện thực. Họ là những người được lựa chọn để hỗ trợ bạn trên hành trình hướng tới thành công và viên mãn trong cuộc sống.

Sau đây là một số vai trò chính của accountability partner:

  • Hỗ trợ xác định mục tiêu, đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng/ thường xuyên nhắc nhở thực hiện những công việc cần thiết như: tập thể dục, ăn uống điều độ, quản lý thời gian hiệu quả hơn, v.v…
  • Động viên tinh thần. Khi bạn gặp khó khăn và cảm thấy nản lòng, họ sẽ trở thành nguồn động lực cho bạn vượt qua những thời điểm thử thách này.
  • Đảm bảo trách nhiệm giải trình. Một đối tác thực sự không để bạn trốn tránh trách nhiệm – họ sẽ luôn thể hiện cho bạn thấy những hậu quả sẽ xảy ra khi bạn không hoàn thành công việc đúng thời hạn. Khi cần thiết, họ sẽ cùng bạn tìm cách vượt qua thử thách và trở ngại.
  • Đưa ra góp ý và lời khuyên. Accountability partner đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin và hướng dẫn vô giá cho bạn trên hành trình vươn tới thành công. Những kinh nghiệm và quan điểm mới mẻ của họ sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh và hiệu quả hơn.

Vai trò của Accountability Partner

Lợi ích khi có accountability partner

  • Cơ hội tiến nhanh hơn đến mục tiêu đề ra. Khi có một người bạn đồng hành bên cạnh hỗ trợ từng bước, bạn sẽ thấy rằng việc tập trung và có động lực phấn đấu sẽ trở nên dễ dàng hơn hẳn.
  • Tăng cường động lực và tinh thần trách nhiệm. Với một đối tác yêu cầu bạn chịu trách nhiệm về hành động của mình, thật khó để bạn không nỗ lực tuân thủ những cam kết đã thỏa thuận từ trước.
  • Xây dựng quan hệ hợp tác, dựa trên niềm tin. Thông qua các hoạt động hỗ trợ và lắng nghe lẫn nhau, đôi bên sẽ trở nên gắn kết hơn, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung.

Accountability partner của tôi là ai?

Đối tác trách nhiệm giải trình có thể là bất kỳ ai trong mạng lưới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình – miễn họ là người mà bạn có thể cậy dựa vào để chịu trách nhiệm với các mục tiêu đã đặt ra cho chính mình.

Một số người có thể thích làm việc với một chuyên gia coaching chuyên nghiệp, có kinh nghiệm thiết lập mục tiêu và hiểu biết về các phương pháp giúp đạt tới đích đến này. Bạn cũng có thể cân nhắc tìm đến một người bên ngoài mạng lưới quan hệ trực tiếp của mình (ví dụ: một người bạn trực tuyến qua mạng xã hội).

Nói chung, điều quan trọng là hãy tìm đến một người mà bạn có thể tin tưởng và cậy dựa vào – một người hiểu rõ tầm quan trọng của các mục tiêu bạn đã vạch ra, và sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ cần thiết. Theo thời gian, bạn sẽ có thể vun đắp mối quan hệ bền chặt với họ – cũng như gặt hái tất cả những lợi ích mà bạn mong muốn!

5 yếu tố cấu thành một accountability partner thực thụ

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu mô hình 5C – bao gồm 5 yếu tố chính cấu thành chân dung một đối tác trách nhiệm giải trình.

1. Niềm tin (CONVINCED)

Một đối tác thực sự sẽ hoàn toàn tin tưởng vào tiềm năng – cũng như mong muốn những điều tốt nhất cho bạn. Họ thực sự tin rằng, thời gian và công sức họ dành cho bạn là đáng giá, sẽ mang lại kết quả như mong muốn.

2. Sự đồng thuận (CONSENSUAL)

Tinh thần tự nguyện là yêu cầu rất quan trọng để trở thành accountability partner. Một người miễn cưỡng tham gia vào mối quan hệ hợp tác có thể coi trách nhiệm đó là một gánh nặng. Ban đầu, họ có thể đồng ý để không làm bạn phật lòng – nhưng nếu trong lòng không có sự đồng thuận, cuối cùng họ sẽ dễ rơi vào tình trạng bực bội và không muốn hỗ trợ hết mình.

3. Tận tâm (COMMITTED)

Một đối tác chịu trách nhiệm cần phải theo dõi thường xuyên và cam kết đồng hành cùng bạn suốt toàn bộ hành trình thay đổi. Họ tận tâm tuân thủ theo các cuộc họp đã lên lịch – luôn sẵn sàng có mặt khi đến thời điểm cần thảo luận hoặc cập nhật tiến độ.

4. Cương trực (COURAGEOUS)

Sự cương trực là yêu cầu rất quan trọng trong mối quan hệ trách nhiệm giải trình. Bạn sẽ mong muốn có một đối tác đủ thẳng thắn để dám góp ý – một cách chân thành – khi bạn “đi trệch” khỏi lộ trình đề ra.

5. Khả năng an ủi (COMFORTING)

Một đối tác tốt là người bạn luôn có thể dựa vào để tìm kiếm nguồn an ủi trong suốt hành trình phát triển bản thân. Thay đổi là một quá trình đầy khó khăn và thử thách; vì vậy, việc có ai đó không ngừng khuyến khích và cổ vũ thực sự là nguồn động lực vô giá cho bạn – để có thể luôn tập trung hướng tới những cam kết đã vạch ra.

Bí quyết tìm accountability partner

Sau đây là một số lời khuyên về những gì bạn cần làm để hỗ trợ tìm kiếm người bạn đồng hành có thể trợ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình:

  • Xác định những người đã thể hiện mối quan tâm đến bạn và mong muốn bạn thành công – họ có thể là thành viên gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp tại nơi làm việc.
  • Viết ra danh sách những phẩm chất mà bạn muốn ở một đối tác chịu trách nhiệm – có thể là kinh nghiệm của họ trong việc thiết lập và hiện thực hóa mục tiêu, cũng như thời gian và khả năng hỗ trợ của họ.
  • Sàng lọc “ứng viên” tiềm năng dựa trên các tiêu chí nhất định – nếu có thể, hãy gặp họ trực tiếp để bạn có thể hiểu rõ hơn liệu họ có phải lựa chọn phù hợp không.
  • Khi đã xác định một số cái tên triển vọng, hãy liên hệ với họ và xem liệu họ có muốn trở thành đối tác chịu trách nhiệm của bạn hay không. Bạn có thể bắt đầu với một hoặc hai người, sau đó thêm nhiều thành viên hơn khi đã tạo dựng được lòng tin và mối quan hệ theo thời gian.

Làm thế nào để tận dụng tối đa mối quan hệ accountability partner?

1. Luôn minh bạch

Accountability partner là người sẵn sàng trở thành “đồng minh” đáng tin cậy và hỗ trợ bạn trong quá trình thay đổi bản thân. Họ yêu cầu bạn phải chịu trách nhiệm với các mục tiêu đã đề ra – cũng như dựa vào đó để thường xuyên kiểm tra tiến độ của bạn.

Để đảm bảo các đối tác của bạn biết những gì bạn dự định đạt được, hãy chia sẻ với họ mục tiêu và kế hoạch hành động của mình. Cho họ biết những bước đi cụ thể bạn muốn họ hỗ trợ chịu trách nhiệm – và đảm bảo rằng hộ sẽ hỗ trợ bạn hết mình.

2. Duy trì tương tác thường xuyên

Sau bước đầu tiên, đôi bên cần thống nhất về một hệ thống nhắc nhở và theo dõi tiến trình chung. Bạn có thể cập nhật tiến độ bằng cách gọi điện, email hoặc gửi tin nhắn từ 1-2 lần/tuần. Nếu thích tương tác trực tiếp, đôi bên có thể hẹn đi cà phê hai tuần một lần để xem xét, thảo luận và nắm bắt những tiến bộ đã đạt được – cũng như những vấn đề cần xử lý.

Chuyên gia executive coaching – TS. Marshall Goldsmith – đánh giá rất cao phương pháp này, đến mức ông dành hẳn một khoản tiền làm “thù lao” cho một người gọi điện kiểm tra tiến độ hằng ngày.

3. Tận dụng phần mềm/ công nghệ

Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng công nghệ để hỗ trợ thêm trong mối quan hệ đối tác này. Lấy ví dụ, bạn có thể đặt lời nhắc định kỳ trên điện thoại và lịch làm việc trực tuyến, để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và thường xuyên đánh giá tiến độ.

Ứng dụng Let’s Coach của ITD World được thiết kế cho phép người dùng xác lập mục tiêu, chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể. Từng bước một được trình bày thành một checklist toàn diện – qua đó, bạn có thể theo dõi sát sao tiến bộ của bản thân hàng ngày.

Cần làm gì khi quan hệ accountability partner không như kỳ vọng mong muốn?

Đôi khi, bạn có thể gặp phải tình huống thất vọng – khi đối tác chịu trách nhiệm của bạn không đáp ứng được như kỳ vọng bạn mong muốn, vì nhiều lý do khác nhau (ví dụ: thiếu tinh thần cam kết, không follow up sâu sát, không đủ thẳng thắn để góp ý bạn thay đổi, v.v…).

Trong những trường hợp như vậy, điều cần thiết là bạn phải giữ bình tĩnh, đánh giá tình hình cách khách quan và có hành động thích hợp kịp thời. Bạn có thể suy ngẫm về những phẩm chất của đối tác – sau đó tham khảo ý kiến với họ để thay đổi và khắc phục tình hình. Nếu không, đây sẽ là thời điểm tốt để cả hai cùng đánh giá lại xem, liệu mối quan hệ hợp tác có mang lại hiệu quả tốt cho đôi bên hay không.

Ví dụ về accountability partner – Câu chuyện của Tim, Tang và Takuya

Ba người bạn Tim, Tang và Takuya gần đây quyết định rằng họ cần phải hoàn thành một mục tiêu cụ thể vào giữa năm nay. Tim muốn đạp xe ít nhất 50km/ tuần – tổng cộng là 200km/ tháng. Mục tiêu của Tang là đọc tối thiểu 30 phút mỗi ngày (tương đương 350 phút mỗi tuần). Trong khi đó, Takuya đặt mục đích chạy 20km/ tuần hoặc ít nhất 3 km/ ngày.

Cả ba cùng gặp nhau và thảo luận về cách họ có thể kiên trì thực hiện các công việc cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Tất cả đều ý thức rằng, thật khó để thúc ép bản thân thay đổi – nhưng nếu họ hỗ trợ và khuyến khích lẫn nhau, thì quá trình này sẽ trở nên dễ dàng hơn hẳn.

Sau một lúc trao đổi, ba người bạn quyết định theo dõi tiến độ của nhau – bằng cách lập ra một bảng tính trực tuyến được cập nhật hàng tuần. Để đảm bảo không ai gian lận, họ dựa vào các ứng dụng theo dõi và ảnh chụp màn hình để ghi lại thành tích bản thân. Họ cũng chia sẻ với nhau các mẹo, thủ thuật, kỹ thuật và thông điệp truyền cảm hứng khi họp nhóm để duy trì động lực cho từng người.

Bên cạnh đó, họ cũng quyết định áp dụng phạt 50 USD đối với những ai không đạt được chỉ tiêu hàng tuần. Số tiền thu được sẽ được tích lũy lại.

Được khích lệ bởi kế hoạch đề ra, Tim, Tang và Takuya sau đó tuân thủ chặt chẽ lịch trình đạt được mục tiêu hàng tuần. Cuối cùng, không một ai phải đóng phạt cả.

(Nguồn: 5 Levels of Mastery – Marshall Goldsmith, Peter Chee và Aaron Ngui)

5 Levels of Mastery

Cách trở thành accountability partner đáng tin cậy

Để hoàn thành tốt vai trò của một đối tác trách nhiệm giải trình, bạn có thể cân nhắc thực hiện theo những đề xuất sau đây.

1. Giữ đúng cam kết

Là một đối tác có trách nhiệm, hãy luôn nhớ giữ lời và thực hiện các thỏa thuận của bạn. Đánh dấu những thành tích của người bạn đồng hành bằng những lời khẳng định tích cực và thái độ chân thành khi họ trải qua những tiến bộ vượt bậc.

2. Sẵn sàng hỗ trợ

Hãy trở thành chỗ dựa đáng tin cậy – bằng cách hỗ trợ và động viên đối tác của bạn khi họ bị tụt lại phía sau. Cho họ niềm tin rằng, họ có đầy đủ nguồn lực cần thiết để vượt qua những rào cản trên con đường thành công.

Nếu bạn đồng hành của bạn gặp khó khăn, hãy đặt cho họ những câu hỏi tích cực để họ có thể tập trung lại nỗ lực của mình. Khuyến khích họ suy nghĩ và sẵn sàng chuyển sang các giải pháp khác khi cần thiết.

3. Thực hành coaching

Nhìn chung, hiểu biết nhất định về coaching sẽ hỗ trợ bạn trở thành một đối tác chịu trách nhiệm hiệu quả hơn. Thông qua việc tìm hiểu và thực hành các kỹ năng coaching, bạn sẽ có khả năng hỗ trợ người mà bạn đang hợp tác xác định các vấn đề, vượt qua khó khăn và củng cố các thói quen tốt dễ dàng hơn.

Trong đội nhóm khá, huấn luyện viên là người buộc các cầu thủ phải chịu trách nhiệm. Trong một đội nhóm xuất chúng, chính các thành viên sẽ đóng vai trò duy trì tinh thần trách nhiệm của lẫn nhau.

Joe Dumars

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những chia sẻ sơ bộ về accountability partner – những yếu tố cấu thành một đối tác trách nhiệm giải trình đáng tin cậy. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn tìm một người bạn đồng hành trên hành trình thay đổi bản thân, vui lòng tham khảo dịch vụ coaching 1-1 của ITD World, cùng các khóa học coaching chuẩn ICF của chúng tôi!

Có thể bạn quan tâm:

Tham khảo

5Cs of Effective Accountability Partners. https://itdworld.com/accountability-partners/. Truy cập ngày 18/12/2022.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching

Tổng hợp 7 nguyên tắc coaching cơ bản - nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đạt đến thành công đột phá.

[FREE EBOOK] 7 nguyên tắc vàng trong coaching

Tổng hợp 7 nguyên tắc coaching cơ bản - nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đạt đến thành công đột phá.

Trước khi bạn chuyển sang đọc bài khác…

Đừng quên dành thời gian tìm hiểu các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD bạn nhé!

Với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi hiểu rõ những nhu cầu và băn khoăn của lãnh đạo doanh nghiệp – trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Nhằm đáp ứng những trăn trở đó, ITD đã và đang không ngừng thiết kế các chương trình đào tạo quản lý mới – được xây dựng và phụ trách bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.