thách thức lần đầu làm quản lý

Tổng hợp 12 thách thức thường gặp nhất với những ai lần đầu làm quản lý – kèm theo các kỹ năng cần thiết để vượt qua những khó khăn này.

Nội dung

Lần đầu làm quản lý quá khó khăn với bạn?

Thật khó để thực hiện quá trình chuyển đổi từ một nhân viên chỉ tập trung hoàn thành tốt công việc – trở thành một nhà lãnh đạo phải vừa xử lý công việc, vừa dẫn dắt những thành viên khác. Nhiều người lần đầu làm quản lý đã nhận thấy bản thân không thể theo kịp tiến độ của trọng trách mới – và họ gặp vô vàn khó khăn khi đảm đương vai trò này.

Số liệu thực tế cho thấy:

  • 20% những người lần đầu làm quản lý bị nhân viên đánh giá là không hoàn thành tốt vai trò.
  • 26% cảm thấy bản thân chưa sẵn sàng để lãnh đạo người khác.
  • Gần 60% cho biết họ chưa bao giờ trải qua đào tạo khi lần đầu tiên chuyển sang vai trò lãnh đạo.

Lần đầu làm quản lý

Vì vậy, chẳng có gì là khó hiểu khi tới 50% cấp lãnh đạo – quản lý doanh nghiệp bị đánh giá là kém năng lực.

12 thách thức thường gặp nhất với người lần đầu làm quản lý

Để hiểu rõ hơn về những khó khăn của các nhà quản lý mới, một nghiên cứu của Center for Creative Leadership (CCL) đã tiến hành phân tích dữ liệu của 295 nhà lãnh đạo mới. Kết quả cho thấy sau đây là 12 thách thức phổ biến nhất mà những người lần đầu làm quản lý phải đối mặt.

Lần đầu làm quản lý

1. Thích ứng với việc quản lý con người và thể hiện quyền hạn

Các nhà quản lý mới thường cảm thấy khó khăn khi chuyển từ vị trí đồng nghiệp sang vị trí cấp trên, trong khi vẫn cần duy trì các mối quan hệ cá nhân tích cực và sự tôn trọng từ mọi người. Những kỹ năng cần thiết bao gồm kỹ năng thuyết phục – tạo ảnh hưởng, quản lý và điều phối những nhân viên không trực tiếp dưới quyền mình.

2. Duy trì hiệu quả quản lý và cá nhân

Lần đầu làm quản lý đòi hỏi bạn phải học cách trở thành nhà lãnh đạo – đồng thời vẫn một nhân viên làm việc hiệu quả. Các kỹ năng cần thiết bao gồm quản lý thời gian, kiểm soát áp lực, phát triển mạng lưới quan hệ (networking), kỹ năng lãnh đạo quản lý và chuyên môn theo ngành cụ thể.

3. Chịu trách nhiệm về thành tích đội nhóm

Vai trò của nhà quản lý mới là lãnh đạo và hướng dẫn đội nhóm khi thiếu đi các định hướng và kỳ vọng rõ ràng. Các kỹ năng cần thiết bao gồm khả năng đưa ra định hướng cho các thành viên trong nhóm, giám sát công việc của nhóm để luôn có tổ chức và đáp ứng đúng thời hạn; khả năng xây dựng đội nhóm, duy trì và nuôi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm của từng thành viên.

4. Quản lý các bên liên quan nội bộ và chính trị công sở

Khi lần đầu làm quản lý, bạn phải học cách trình bày ý kiến với quản lý cấp trên – bao gồm cả việc phát biểu ý kiến của cấp dưới hoặc bộ phận phụ trách. Các kỹ năng mới bao gồm tăng xây dựng quan hệ với quản lý cấp trên; quản lý các bên liên quan; hiểu biết về cấu trúc doanh nghiệp, văn hóa và chính trị công ty; cũng như điều hướng và quản trị sự thay đổi tổ chức cho chính bản thân và đội nhóm.

5. Tạo động lực cho người khác

Nhiệm vụ của cấp quản lý là tạo động lực cho nhân viên cấp dưới – bao gồm những người trực tiếp và không trực tiếp dưới quyền mình. Các kỹ năng mới bao gồm khả năng truyền cảm hứng cho cấp dưới hoàn thành công việc được giao; khuyến khích người khác vượt qua kỳ vọng mong đợi; ý thức động lực thúc đẩy người khác, biết cách tạo động lực mà không cần đến tiền bạc…

6. Quản lý hiệu suất và trách nhiệm giải trình

Khi lần đầu làm quản lý, bạn phải học cách phản hồi hiệu quả với cấp dưới khi hiệu suất không như mong muốn. Các kỹ năng mới bao gồm yêu cầu cấp dưới chịu trách nhiệm về hành động của họ; cũng như xử lý những nhân viên thiếu năng lực, kiến thức hoặc kinh nghiệm.

Đọc thêm: Bật mí bí quyết đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên dành cho cấp quản lý

Lần đầu làm quản lý

7. Huấn luyện, phát triển và cố vấn

Khi lần đầu làm quản lý, bạn phải gánh lấy vai trò phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực của cấp dưới. Các kỹ năng cần thiết bao gồm cố vấn (mentoring), huấn luyện (coaching) các thành viên trong nhóm cho mục tiêu phát triển nghề nghiệp của họ.

8. Giao tiếp

Người quản lý mới phải giao tiếp với mọi người ở tất cả các cấp độ của doanh nghiệp – bao gồm các thành viên trong nhóm, cấp trên và đồng nghiệp thuộc những bộ phận khác. Các kỹ năng cần thiết bao gồm giao tiếp cởi mở, thu phục lòng người, truyền đạt các mục tiêu và kỳ vọng với cấp dưới và cấp trên.

Đọc thêm: Nghệ thuật giao tiếp của nhà lãnh đạo – Một số lưu ý cần nhớ

9. Ủy quyền và quản lý vi mô

Khi lần đầu làm quản lý, bạn phải xác định những nhiệm vụ nào có thể tự làm được – cũng như những nhiệm vụ nào có thể giao cho cấp dưới. Để làm được điều này, bạn phải biết:

  • Khi nào cần can thiệp hoặc hỗ trợ các thành viên trong nhóm mà không phạm phải lỗi quản lý vi mô (micro-management).
  • Từ bỏ mong muốn nắm quyền kiểm soát cá nhân, tạo điều kiện cho nhân viên tự chủ.
  • Tin tưởng và thoải mái khi để người khác làm công việc mà bạn chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng.

10. Quản lý xung đột

Công việc của cấp lãnh đạo – quản lý là chủ động giải quyết xung đột giữa các thành viên trong nhóm. Các kỹ năng quan trọng bao gồm xác định và giải quyết các vấn đề nhỏ trước khi biến thành xung đột lớn hơn; giảm thiểu hậu quả khi xung đột xảy ra; cũng như xử lý thái độ “cứng đầu” hoặc phản kháng từ các thành viên trong nhóm.

11. Làm việc với đa dạng nhân viên

Người lãnh đạo – quản lý phải có khả năng làm việc hiệu quả và lãnh đạo những nhóm nhân viên có quan điểm, tính cách và kỹ năng / năng lực khác nhau. Các kỹ năng cần thiết bao gồm khả năng điều chỉnh hành vi cá nhân dựa trên cách thức làm việc của từng người khác nhau.

Đọc thêm: Lãnh đạo toàn diện (Inclusive Leadership) – Áp dụng thế nào cho đúng?

12. Làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn

Khi lần đầu làm quản lý, thông thường bạn sẽ phải quản lý khối lượng công việc gia tăng – trong hoàn cảnh thiếu hụt các nguồn lực cần thiết, bao gồm các vấn đề về ngân sách và nhân sự. Nói cách khác, bạn phải tìm cách đảm bảo hiệu quả công việc bất chấp những hạn chế này.

Những thách thức kể trên là nguyên nhân khiến các nhà quản lý mới thường gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp hiểu được khó khăn mà những người lần đầu làm quản lý phải đối mặt, họ có thể lên kế hoạch hỗ trợ và giúp những người này thành công trong vai trò của mình hơn.

Đọc thêm: 6 kỹ năng lãnh đạo cần thiết cho quản lý cấp trung

Lần đầu làm quản lý

Bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo?

Nâng tầm kỹ năng quản trị và vượt qua những khó khăn của lần đầu làm quản lý bằng cách tham khảo ngay các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD.

Tham khảo

Understand The 12 Common Challenges of First-Time Managers. https://www.ccl.org/articles/leading-effectively-articles/first-time-managers-must-conquer-these-challenges/. Tham khảo ngày 03/05/2021.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.comitdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook
LinkedIn

Trước khi bạn chuyển sang đọc bài khác…

Đừng quên dành thời gian tìm hiểu các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD bạn nhé!

Với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi hiểu rõ những nhu cầu và băn khoăn của lãnh đạo doanh nghiệp – trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Nhằm đáp ứng những trăn trở đó, ITD đã và đang không ngừng thiết kế các chương trình đào tạo quản lý mới – được xây dựng và phụ trách bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam.